Xong đám cưới rồi, cũng chưa phải đã thành cơm, thành cháo gì. Vì
theo lời dọ hỏi của tôi, mỗi đêm đêm, Thu Thuỷ lại tự quấn trong chăn kín
mít từ đầu đến chân. Hễ Quận công đụng vào chỗ nào là cả người giãy lên
đành đạch. Tôi tự nhiên đâm ra thương hại anh chồng khờ như ta thấy trong
cổ tích. Và tôi nghĩ: dù thế nào thì Thu Thuỷ cũng đã suốt đời là dâu họ
Nguyễn Phước, sống gởi nạc, thác gởi xương, không sớm thì muộn rồi cũng
phải có con với nhau. Không nên để kéo dài tình trạng thương tâm này. Do
đó, tôi phải tìm ra cách giải quyết cho êm đẹp và... thú vị nữa. Tình trạng
kiểu này không chỉ mới xảy ra lần đầu ở gia đình họ Nguyễn mà còn một số
gia đình khác khi mục tiêu chọn vợ, gả chồng giữa cha mẹ và con cái hoàn
toàn khác nhau. Tôi mới để ý xem Thu Thuỷ sợ cái gì nhất. Một hôm, nàng
đang ngồi chơi chợt thấy con chuột chạy dưới chân. Mặt xanh mét, hoàn
toàn mất bình tĩnh, nàng nhảy đại sang bên, ôm chặt lấy người thứ nhất
đứng gần đấy và thét lên. Chờ vắng người, tôi gọi Quận công lại bảo:
- Tối nay, cháu có muốn ôm Thu Thuỷ không.
- Nó quấn riết cái mềm, làm sao mà ôm. Tôi mà rờ tới, nó đập tay,
khua chân làm dễ sợ lắm.
- Nhưng có thích ôm không?
- Sợ nó đánh, nó đạp luôn xuống giường.
- Không sợ. Tôi bày cho cái kế khiến cô ấy không dám cựa quậy đâu.
Tối này, Thu Thuỷ đi ngủ. Tắt đèn xong, tôi đứng ngoài giả tiếng chuột kêu
chít chít. Cô ấy hơi sợ. Cháu lấy ngón tay chạy lên mình Thuỷ rồi bất thần
kêu lên: Chuột! Cô ấy sẽ tung mền ra. Cháu lại kêu: con khỉ chuột cắn dưới
chân. Cô ấy sẽ ôm chầm lấy cháu. Cháu phải rất dịu dàng ôm lấy cô ấy mà
chân quơ qua quơ lại như đuổi chuột rồi lấy mền quấn chặt cả hai người lại.
Ở ngoài, thỉnh thoảng cậu sẽ kêu: chít chít.
Màn kịch thế mà công hiệu. Hôm sau, tôi thấy Thu Thuỷ nhìn tôi có vẽ
bẽn lẽn. Tôi định hỏi đùa: chuột khi hôm có cắn cháu không! Nhưng nghĩ là