Tôi thò cổ khỏi màn bảo, “Anh đừng chửi nó, nó đánh dấu chấm
câu cho thơ anh còn gì nữa”. Khoa chửi luôn, “Chấm chấm cái con
khỉ nhé. Tao đếch hiểu sao trên đời lại có thằng bựa như thằng
Biển nông dân này!”
Biển tỉnh bơ bảo, “Em xin lỗi, tại em thấy thơ bác hay quá mà
thiếu hòa âm, phối khí, nên…”. Khoa cắt ngang “Phối phối cái
mả cha mày… mất cả hứng bố mày!”, rồi đọc tiếp khổ còn lại.
Nói chung đó là cặp bài trùng bất đắc dĩ. Một bên “nghệ thuật vị
nghệ thuật” là Khoa , tức sáng tạo nghệ thuật chỉ vì lòng đam mê
nghệ thuật. Một bên “nghệ thuật vị nhân sinh” là Biển, nghĩa là tạo ra
rắm để phục vụ tiếng cười của anh em. Tôi hay trêu, “Trời đã sinh
ra Khoa sao còn sinh ra Biển?”. Khoa bảo, “Tao nghi thằng chó ấy
hở van đít. Sau này con nào vớ phải nó quá nhọ cho một cuộc tình”.
Nói đến tình tiện thể kể luôn. Hồi đó hay đá giải trường. Trong
đám cổ động viên có em Thìn chuyên phục vụ nước nôi, cam quýt cho
đội. Em Thìn quê Quảng Ninh, cao to, béo khỏe, mông ra mông, ngực
ra ngực, rất đam mê bóng đá. Lạ cái là đội có 11 thằng trên sân,
nhưng chỉ réo tên tôi mà hét. “Anh Huy, anh Huy… sút đi anh
Huy!…”. Thìn thua tôi hai tuổi nên gọi anh.
Đá xong em Thìn hay bóc quýt đút cho tôi ăn, anh em trong đội
rất gato. Tôi thì chả thích, chỉ quý quý, em Thìn đút cho ăn cũng
không từ chối vì tay tôi bẩn, với lại tiện thể muốn bọn kia ghen tỵ
cho vui.
Nhưng trên sân thì được, miễn ý kiến. Đi học em Thìn cứ nhăng
nhẵng bám sau như cái đuôi. Tôi đã cố đi thật nhanh (từ ký túc xá
lên trường khoảng 2 cây) để tránh mặt, Thìn với bạn đi sau cứ gọi
thảm thiết như gọi đò anh Huy ơi, anh Huy ới! Khó chịu kinh khủng.
Cái trò khi đã không thích mà đối phương cứ sán vào là đâm ra ghét