hành quân của Mỹ. Khó khăn lớn nhất mà Lữ đoàn 3 của Sư đoàn 4 gặp
phải khi tiến hành cuộc chiến trong địa đạo là phải phân biệt được ai thực
sự là Việt Cộng và ai là thường dân. Hơn nữa, việc tấn công trả đũa vào các
làng mạc đã làm cho một số dân chúng già, trẻ, gái, trai buộc phải đứng lên
cầm vũ khí chống lại quân đội Mỹ. Nhiều người Việt Nam sẵn sàng xả thân
trong các cuộc chiến đấu chống lại người Mỹ chúng ta, cho dù họ biết như
thế là vô vọng và không thể chiến thắng được. Các cuộc chống cự đó hầu
như chỉ là do lòng căm thù. Tôi đã từng nghe một sĩ quan nói anh ta không
thể nào tưởng tượng được có hai ông già dám xông thẳng vào đoàn xe tăng
chỉ với súng trường trên tay. Anh ta nói thêm: “Đó là lúc tôi không còn
ngần ngại gì nữa và thấy cần phải bắn hai ông già”. Một người lính Mỹ
khác nói với tôi rằng anh ta phát hiện thấy có một bà già tìm cách dùng
khẩu súng máy bắn vào đơn vị anh ta nhưng không bắn được, trong khi có
hai đứa trẻ đang tìm cách luồn băng đạn vào hộp súng. Trong các thung
lũng tại vùng núi, có nhiều trường hợp dân chúng tấn công lính Mỹ bắn cả
cung tên.
Về dân chúng nói chung, một sĩ quan kể lại rằng:
- Chúng tôi vấp phải rất nhiều khó khăn khi muốn xua dân chúng ra
khỏi hầm ngầm. Chúng tôi thường dùng loa kêu gọi họ chui ra ngoài,
nhưng họ không chịu. Do đó, đôi khi chúng tôi phải phun hơi cay làm chảy
nước mắt và dùng mìn nổ tung hầm. Tôi nhớ có một lần trong hầm còn
nhiều người trốn nấp và chúng tôi đưa hai lính chiêu hồi đi trước những
“con chuột cống hầm ngầm”[*] của ta. Khi họ vừa xuống được khoảng 2
tầng đã bị các tay súng trong hầm bắn lên. Họ quay ra khỏi hầm và chúng
tôi lại dùng loa để kêu gọi, nhưng hễ cho ai xuống hầm đều không thấy lên
nữa. Chúng tôi buộc phải làm nổ tung đến nửa sườn đồi.
[*] “Chuột cống hầm ngần”: Tiếng lóng để gọi cách lính Mỹ - thường
có thân hình nhỏ bé – được lựa chọn chui vào các hầm ngầm để lùng sục
tìm quân dụng, lương thực và quân đối phương. (Chú thích của tác giả)
Sau khi nghe xong câu chuyện này, một sĩ quan khác cúi xuống bàn và
nói nhanh: