6
Đ
ầu năm 1967, các quan chức Mỹ ở Việt Nam – cả quân sự và chính
trị - thường nêu quan điểm rằng “dòng người tỵ nạn” là một hậu quả bất
hạnh nhưng không thể tránh khỏi khi muốn tiến hành các cuộc hành quân
có hiệu quả. Đến tháng 8, phần lớn các quan chức đều tuyên bố việc di dời
dân chúng ra khỏi quê hương bản quán của họ là một chiến thuật có giá trị
trong cuộc chiến chống lại Mặt trận Dân tộc Giải phóng Giới quân nhân nói
riêng, rất thích trích dẫn câu nói nổi tiếng của Mao Trạch Đông rằng trong
cuộc chiến tranh du kích, quan hệ giữa du kích với dân như cá với nước.
Họ lập luận rằng chỉ khi nào tát cạn nước mới có thể bắt được cá. Tôi đã
nghe câu nói hình ảnh của Mao ít nhất năm lần tại Quảng Ngãi. Trong một
bài báo dưới đầu đề “The cause in Vietnam is being won” (Công cuộc của
chúng ta ở Việt Nam đang thắng lợi) trên tờ The New York Times
Magazine số ra ngày 15/10/1967, Tướng Maxwell D. Taylor, nguyên Chủ
tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ và nguyên Đại sứ Mỹ tại
Nam Việt Nam đã giải thích tính lô-gíc của việc kiểm soát dân chúng và
tuy không nói đến các trại tập trung làm dẫn chứng, ông đã mô tả lợi thế
của chính phủ Nam Việt Nam khi có khoảng từ ba đến bốn triệu dân ở
trong và xung quanh các trại tập trung do chính phủ kiểm soát trong số
khoảng mười bảy triệu dân trên toàn miền Nam:
“Trong những tháng gần đây, số dân thuộc quyền kiểm soát của Chính
phủ đang tăng lên một cách đáng khích lệ ở vùng nông thôn là một chứng
minh công cuộc bình định đang tiến bộ. Quả vậy, từ giữa năm 1965, số dân
trong cùng nông thôn thuộc quyền kiểm soát của Chính phủ đã tăng lên
khoảng ba triệu người. Trong số này, có khoảng 1.200.000 người đã tăng
trong sáu tháng gần đây. Đồng thời, số dân chúng thuộc quyền kiểm soát
của Việt Cộng đã giảm trên một triệu người kể từ năm 1965, số dân tăng