không được thừa nhận. Mãi đến nửa sau thế kỉ 20, ý tưởng
của ông mới được các nhà địa chất hoàn chỉnh, xây dựng
thành "Học thuyết kiến tạo mảng".
Theo học thuyết này, vỏ Trái đất không phải là một
lớp vỏ liền mạch như vỏ trứng, mà đã bị giập vỡ thành các
mảnh gắn liền nhau. Các mảnh này được gọi là các mảng
lục địa (dày) và mảng đại dương (mỏng), trôi giạt trên một
quyển mềm của lớp manti (lớp đặc quánh và nóng bỏng
bên dưới vỏ Trái đất). "Trôi giạt" là cách nói hình tượng
thôi, chứ thực tế hiện tượng địa chất này không diễn ra
nhanh chóng như những bè mảng trôi trên sông, mà chỉ
nhích từng tí, từng tí một, kéo dài suốt hàng chục, hàng
trăm triệu năm và nay vẫn tiếp diễn.
Người ta đã dựng lại được bản đồ các lục địa trên Trái
đất qua các thời kì khác nhau. Tạm phác họa như sau:
Vào khoảng 200 triệu năm trước, tất cả kết thành một
khối gọi là Toàn Lục Địa (Pangea).
Đến khoảng 130 triệu năm trước, châu Phi và Bắc Mĩ
tách ra; Ân Độ tiến sát gần mảng Á - Âu.
Khoảng 10 triệu năm trước, Nam Cực và châu ú c tách
khỏi châu Á. Bắc M ĩ và châu Âu rời xa nhau...
Khi các mảng chuyển dịch đâm vào nhau, sẽ có mảng
xô lên thành núi cao, có mảng chúi xuống bên dưới tạo
thành các đới hút chìm.
Khi các mảng tách rời nhau thì sẽ thành đại dương;