cho Trời, cho các vị thần. Đó là các vị khổng lồ tạo nên tất
tật mọi thứ:
Ông Đếm cá t/Ô n g Tát b ể
Ông K ể sao / ôn g Đào sông
Ông Trồng c â y / ô n g Xây núi
Ông Túi trời / ông Cời cua
Ông Lùa chim / ông Tìm sâu
Ông Xâu cá...
Nhiều hiện tượng thiên nhiên đã được khoa học giải
thích từ lâu. Riêng về nguyên nhân tạo ra núi non như thế
nào, các nhà khoa học địa chất đã phải trải qua nhiều thế
kỉ mới đưa ra được những học thuyết đáng tin cậy.
Năm 1912, nhà địa vật lí người Đức Alíred VVegener
nhận ra một điều: Bờ biển châu Phi và Nam M ĩ có sự tương
đồng đến khó tin. Nếu đem ghép vào nhau thì hầu như
trùng khớp, giống hai miếng ghép của trò chơi ghép hình
vậy. VVegener đã đưa ra giả thuyết "lục địa trôi giạt", ông
cho rằng, các lục địa trên Trái đất trước kia không phải
giống như hiện tại, mà là một khối chung, sau đó mới tách
rời nhau ra. Để củng cố cho giả thuyết của mình, VVegener
còn chỉ ra sự giống nhau của các hóa thạch trong lòng đất
ở hai bên bờ đại dương, như một loài bò sát sống cách đây
240 triệu năm. Chắc chắn chúng không thể bơi qua cả một
đại dương mênh mông như vậy được, mà chúng đã bị chia
tách khi các mảng tách khỏi nhau.
G iả thuyết của VVegener ban đầu bị cho là "ngây thơ",