ở giữa chỗ tách giãn bị vỡ ra, dòng dung nham trong lòng
đất trào lên, tạo thành các dãy núi ngầm giữa đại dương.
Chẳng hạn khi châu M ĩ và châu Phi rời xa nhau đã hình
thành nên Đại Tây Dương, giữa đại dương này có một dãy
núi ngầm.
Nhắc đến chuyện bao la toàn cầu như vậy mới giải
thích được sự hình thành núi non ở nước ta. Trước hết, ta
thử xem núi non nước ta có những loại hình như thế nào.
Loại thường gặp nhất ở nước ta là núi uốn nếp, như dãy
núi Hoàng Liên Sơn, dây núi Con Voi hay Trường Sơn. Các
tầng đá bị xô đẩy, vò nhàu, biến chất: đá trầm tích cát kết,
đá phiến sét vốn mềm biến thành đá quaczit, đá gnai, đá
sừng rắn chắc, đá vôi biến thành đá hoa...
Núi uốn nếp
Loại thứ hai là núi dạng khôi do các đứt gãy làm cho
tầng đá ở hai bên sụt xuống, khối đá ở giữa nâng lên, nhưng
các địa tầng vẫn giữ nguyên thế nằm ngang, không bị vò
nhàu. Loại này ít thấy ở nước ta.