chóng đông cứng lại dưới dạng tro núi lửa hay đá bazan
màu xám. Núi lửa cổ thường có hình chóp nón, ở giữa có
hồ nước vốn là miệng núi lửa xa xưa. Dạng núi này gặp ở
Tây Nguyên, nhưng thường bị bào mòn, bồi lấp nên không
mấy khi nguyên vẹn.
Trải qua những thăng trầm, va đập trong quá khứ xa
xưa như thế nên hệ thống núi non nước Việt mới mang
những dáng dấp, hình thể như ngày nay.
NÚI NON MẤY Đ ộ SINH THÀNH
Địa hình nước ta có dạng hình chữ
s,
phình ra
ở
hai đầu
Bắc Bộ và Nam Bộ, uốn cong kéo dài một dải
ở
Trung Bộ.
Địa hình ấy được hình thành và phát triển qua một
chiều dài lịch sử hàng ngàn triệu năm.
Thuở xa xưa, vào thời gọi là Thái cổ cách đây 2,5 tỉ
năm, toàn bộ địa hình đất nước ta khi ấy chìm trong biển
cả. Trên đáy biển tích tụ những lớp trầm tích, chứng tích
là những đá biến chất dày có tuổi 2,3 tỉ năm lộ ra ở thượng
nguồn Sông Chảy và Kon Tum. Từ đó vỏ lục địa mỏng manh
mới bắt đầu hình thành.
Mặt đất khi được nâng lên khi bị nhấn chìm xuống,
cùng với hiện tượng khi thì biển tiến vào đất liền, khi thì
biển thoái lui ra xa tít tắp. Hai mảng lục địa Á - Âu và mảng
Ân Độ từ hai phía dịch chuyển dần lại với nhau. Đến một
lúc nào đó hai mảng này đâm sầm vào nhau làm vỏ Trái đất
đảo lộn, nâng lên sụt xuống, vò nhàu, đứt gãy, dung nham