trào lên, động đất rung chuyển, núi lửa phun ào ạt... Một
cuộc "vận động tạo núi" đã từng diễn ra như thế.
Vỏ Trái đất nước ta đã chịu tác động của một số cuộc
vận động tạo núi qua các thời kì, trong đó lần cuối cùng
xảy ra khoảng 170 triệu năm trước, có tên là Inđôxini
(tức là Vận động Đông Dương). Đó là một cuộc vận động
mang tính cục bộ, "chốt" lại những xáo động v ĩ mô đối
với nước ta.
Mảnh đất Việt từ đây đã hình thành khung sườn "lục
địa", thoát hẳn ra khỏi chế độ biển, bước vào thời kì hoạt
động "tân kiến tạo" khắc họa nên tấm bản đồ địa hình
ngày nay. Cuộc vận động đáng kể nhất trong thời kì này
tạo nên dãy núi Himalaya cao ngất khi hai mảng kiến tạo
phía đông và tây lại xô vào nhau. Vận động này làm đùn
lên dây núi trẻ Hoàng Liên Sơn có đĩnh Phan Xi Păng, được
mệnh danh là nóc nhà Đông Dương và dãy Con Voi bên
cạnh có cấu tạo đá "cổ kính". Tại ranh giới hai mảng hình
thành một địa hào dọc theo đứt gãy sông Hồng theo hướng
tây bắc - đông nam. Hai cánh đông và tây ở hai bên đứt
gãy trượt so le nhau, cánh phía đông dịch lên phía tây bắc,
cánh phía tây trượt theo chiều ngược lại, tạo ra hình thế đối
xứng nghịch.
Phía cuối địa hào là một vùng trũng được lấp đầy trầm
tích trẻ hình thành nên đồng bằng Bắc Bộ.
Từ đây, nền móng nước ta đâ được cố kết, nhưng vẫn
có từng đợt nâng lên hạ xuống "nhẹ nhàng". Mỗi đợt nâng