KỲ VĨ NÚI ĐÈO - Trang 19

ta: các mạch núi hình vòng cung ở Đông Bắc và các mạch

núi hướng tây bắc - đông nam miền Tây Bắc và Trung Bộ.

Vòm Sông Chảy được hình thành sớm nhất, nhô lên

thành vồng có đỉnh Tây Côn Lĩnh (2.419 m) cao nhất miền

Đông Bắc. Vòm Sông Chảy là một "hạt nhân" có các lớp

"cánh cung" ôm lấy như những cánh hoa bao quanh bầu

nhị, những nan quạt xòe ra, đỉnh tụ lại ở dãy Tam Đảo. Mỗi

cánh cung là một mạch núi ngăn cách với nhau bởi một

thung lũng.

Phía trong cùng là Cánh cung Sông Câm chạy theo

hướng đông - tây, cấu tạo bởi đá vôi và sa diệp thạch (cát

kết và đá phiến). Phía bắc của nó là sơn nguyên đá vôi

Đồng Văn - Quản Bạ.

Vùng trũng xen kẽ chuyển tiếp sang cánh cung khác

là thung lũng sông

cầu

cày xới trên nền đá sa thạch xen

diệp thạch.

Cánh cung thứ hai là Cánh cung Ngân Sơn chủ yếu là

sa diệp thạch xen một ít đá vôi. Cánh cung này nối với dãy

núi Yên Lạc, thành một cánh cung hoàn chỉnh có mặt lồi

về phía đông.

Cánh cung thứ ba - Cánh cung Bắc Sơn, chij yếu là

khối đá vôi chạy dài từ bắc Thái Nguyên tới phía tây và

nam Lạng Sơn, đã chuyển hướng tây nam - đông bắc rõ rệt.

Tại đây có dạng "địa hình đảo ngược", vì vốn dĩ là một nếp

lồi do hoạt động kiến tạo được nâng lên, nhưng đỉnh nếp

lồi lại bị bào mòn mạnh, nên trũng xuống.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.