KỲ VĨ NÚI ĐÈO - Trang 18

lên lại tạo nên một mặt bằng như cao nguyên. Tiếp đó là

thời kì yên tĩnh để "các hoạt động của Thủy Tinh" diễn ra,

tức là các dòng nước xâm thực, xói mòn tạo ra các thung

lũng, hẻm vực chia cắt mặt bằng thành những ngọn núi,

khối núi riêng biệt. Cho nên có nhà địa lí Pháp trước đây

từng nói rằng ở miền Bắc Việt Nam không có núi mà chỉ

có những thung lũng, hẻm vực chia cắt địa hình mà thôi.

Đến giai đoạn cuối này, vùng Tây Nguyên có một đợt

núi lửa phun trào khá đồ sộ tạo nên một vùng đá bazan rộng

lớn. Các vùng trũng sông Hồng, sông Cửu Long được phù sa

bồi lấp thành các châu thổ. Thảng hoặc một vài nơi có núi

lửa thoi thóp phun lên như ở Phủ Quỳ, Vĩnh Linh, Lao Bảo

vào thời kì mà địa chất học gọi là kỉ Đệ tứ - khi loài người

đã làm chủ hành tinh.

Cuối cùng, bức tranh địa hình Việt Nam thể hiện trên

bản đồ như thế này:

Nhìn lên bản đồ châu Á, ta thấy dãy Himalaya đồ sộ

như nóc nhà của thế giới. Dãy núi này giống như một con

rồng vĩ đại, đầu là cao nguyên Tây Tạng có đỉnh Everest

cao chót vót 8.848 m, thân mình uốn lượn dọc theo biên

giới phía bắc Ân Độ, ngang qua cao nguyên Vân Nam theo

hướng tây - đông, sau đó quặt xuống dãy Hoàng Liên Sơn

nơi có đỉnh Phan Xi Păng và đuôi xòe tỏa rộng ra bao quanh

đồng bằng Bắc Bộ, chẽ xuống Trường Sơn và vẫy vùng nhấp

nhô dưới vịnh Hạ Long.

Phần "đuôi rồng" tạo ra hai mạch sơn văn chính ở nước

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.