KỲ VĨ NÚI ĐÈO - Trang 169

Ngày xưa con đường thiên lí phải vượt qua ba ngọn

đèo cực kì hiểm trở này. Chính vì vậy, khi Tôn Sĩ Nghị ồ ạt

kéo quân sang, Ngô Thì Nhậm đã khuyên Ngô Văn Sở thực

hiện "nước cờ Tam Điệp", rút quân khỏi Thăng Long qua

phòng tuyến này để bảo toàn lực lượng, chờ đại quân Tây

Sơn kéo ra. Tại nơi đây, vua Quang Trung đã truyền lệnh

tiến đánh Thăng Long, đại phá quân Thanh vào đúng Tết

Kỉ Dậu 1 789.

Đường quốc lộ 1A ngày nay không đi vòng theo "đường

thiên lí" vượt qua đèo Tam Điệp khi xưa, mà nắn thẳng

chui qua đường hầm ở núi Dốc Xây. Vì vậy, du khách đi xe

ô tô hay xe lửa không có dịp để ngắm cảnh đèo Ba Dội nổi

tiếng nữa.

ĐÈO HẢI VÂN - ĐỆ NHẤT HÙNG QUAN

Đèo Hải Vân còn có tên gọi là đèo Ải Vân, vì trên đèo

xưa kia vốn đặt một quan ải. Cũng còn gọi là đèo Mây, vì

đỉnh đèo luôn có mây trắng bao phủ.

Hải Vân với độ cao 496 m trên mực nước biển, là một

trong những đèo cao nhất Việt Nam. Con đèo dài khoảng

20 km, vắt qua dãy núi Bạch Mã đồ sộ - phần cuối của dãy

Trường Sơn Bắc ăn ngang ra tới biển.

Năm 1306, vua Chế Mân của Chiêm Thành cưới công

chúa Huyền Trân, đã đem Châu Ô, Châu Rí cho nhà Trần

làm đồ sính lễ. Từ đó, đèo Hải Vân trở thành biên giới của

hai quốc gia. Đỉnh đèo là cửa ải Hải Vân Quan.

.168

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.