Năm 1470, vua Lê Thánh Tông ngự giá đến đây đã
dừng chân tại đỉnh đèo và ban cho cửa ải sáu chữ: Thiên
hạ đệ nhất hùng quan.
Vào thời Nguyễn, Hải Vân là ranh giới giữa hai tỉnh
Thừa Thiên và Quảng Nam. Sách Đại Nam thực lục chính
biên mô tả cửa quan này như sau: "Phía trước, phía sau
đều đặt một cửa quan, ngạch trước viết ba chữ "Hải Vân
Quan", ngạch sau viết sáu chữ "Thiên hạ đệ nhất hùng
quan")... Phía tả hữu cửa quan, xếp đá làm tường, trước sau
tiếp nhau. Phái biền binh 4 đội Hữu sai và 2 đội ứng sai
chở súng ống đến đ ể đấy (súng quá sơn bằng đồng 5 cỗ,
ông phun lửa 200 ống, pháo thăng thiên 100 cây và thuốc
đạn theo súng). Chuẩn định từ Hải Vân trở ra Bắc thuộc
quản hạt Thừa Thiên, từ ngoài Hải Vân trở vào Nam thuộc
quản hạt Quảng Nam".
Trong nhiều thế kỉ, đường cái quan (nay là quốc lộ 1A)
băng qua đèo Hải Vân rất ít người qua lại, bởi đường hiểm,
luôn có thú dữ và kẻ cướp rình rập... Trong dân gian còn lưu
truyền câu: "Đường bộ thì sợ Hải Vân / Đường thủy thì sợ
sóng thần Hang Dơi".
về
sau, người Pháp cải tạo con đường này trở thành
đường huyết mạch nối liền hai miền Nam - Bắc. Năm
1826, quân đội Pháp xây dựng một lô cốt tại đỉnh đèo để
trấn giữ vị trí hiểm yếu này. Tiếp đó, một con đường sắt đi
song song men bờ biển cũng được xây dựng để lưu thông
hàng hóa.