không phải như cái cây chặt đi rồi trồng lại được, không
phải như năng lượng mặt trời tồn tại hàng triệu năm hoặc
năng lượng gió, còn không khí là còn có gió thổi... Khoáng
sản một khi đào lên là mất đi vĩnh viễn.
Than đá là loại mỏ lớn của nước ta, bể than Quảng
Ninh có trữ lượng hàng tỉ tấn. Tại đây việc khai thác đã
diễn ra từ hơn một thế kỉ, không những đủ đáp ứng cho
nhu cầu nhiên liệu trong nước mà còn xuất khẩu ra nước
ngoài. Nhưng những mỏ than lộ thiên hầu như đã hết, khai
thác hầm lò ngày càng phải xuống sâu hơn. Các nhà khoa
học cảnh báo rằng, cứ đà này chẳng mấy năm nữa nguồn
than đá của nước ta sẽ cạn kiệt, và chúng ta sẽ phải nhập
khẩu than từ nước ngoài. (Hiện nay đã nhập than từ ú c,
Indonesia và theo kế hoạch sẽ còn nhập rất nhiều.) Trong
khi đó, than non dưới "bể than sông Hồng" có trữ lượng tới
hàng trăm tỉ tấn, nhưng lại nằm sâu hàng ngàn mét, việc
khai thác không hề đơn giản.
Quặng thô lấy lên đem bán, chẳng khác gì bán lúa
non, rẻ mạt vô cùng. Nó chỉ có giá trị cao khi được chế
biến thành các sản phẩm có "hàm lượng tri thức, công
nghệ". Như trường hợp quặng bauxit nước ta có trữ lượng
thuộc loại lớn, nhưng chưa thể chế biến thành nhôm. Hay
như cát đen để tuyển thành quặng ilmenit, giá trị của nó
không là gì so với khi đã là thành phẩm (oxit ĩitan và titan
kim loại).
Cũng bởi giá quặng thô rất rẻ, nên nước ngoài sẵn sàng