KỲ VĨ NÚI ĐÈO - Trang 23

núi đã bắt đầu chuyển dần theo hướng bắc tây bắc - nam

đông nam, rồi chuyển thành hướng bắc - nam. Phía tây đất

nước vồng cao lên khối cao nguyên Tây Nguyên đất đỏ trên

đá bazan.

Các núi ở Nam Trung Bộ ngoặt sang hướng đông bắc -

tây nam, thấp dần xuống miền Đông Nam Bộ...

Hệ thống sơn văn ấy chính là "xương cốt" hình thành

nên hình dạng chữ

s

của đất nước ta, uốn lượn bên bờ Biển

Đông sóng vỗ.

NÚI CAO. NÚI THÁP VÀ CAO NGUYÊN...

Liên quan đến những khái niệm này, trước hết chúng

ta cần làm rõ: Thế nào gọi là núi? Từ điển tiếng Việt của

Viện Ngôn ngữ học (2001) giải thích: "N úi - Địa hình lồi,

sườn dốc, nổi cao lên trên mặt đất, thường cao trên 200 m".

Thấp hơn thì gọi là đồi: "Dạng địa hình lồi, có sườn thoải,

thường không cao quá 200 m".

Với các nhà địa lí, việc phân chia định loại chi tiết

hơn, thành các dạng núi cao, núi trung bình, núi thấp, sơn

nguyên, cao nguyên, đồi và bán bình nguyên.

- Núi cao phải kể từ 2.500 m trở lên. ở nước ta dạng

núi cao như thế chỉ chiếm 1 % diện tích, phân bố tập trung

ở miền Tây Bắc. Các núi cao này thuộc loại "trẻ", được

nâng lên mạnh và thường cấu tạo bởi các loại đá cứng rắn

nhưgranit và xienit, nên địa hình sắc sảo, đường phân thijy

như những răng cưa, có những đỉnh nhọn hoắt. Sườn núi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.