KỲ VĨ NÚI ĐÈO - Trang 24

rất dốc, đến 35 - 40°, ở giáp đỉnh và dưới chân có khi tới

45 - 50°. Các thung lũng thường là những hành lang hẹp,

vách đứng, cứ như những nhát xẻ. Nước chảy xiết, cuồn

cuộn trôi, xâm thực mãnh liệt.

Núi cao nhất ở nước ta là dãy Hoàng Liên Sơn với đỉnh

Phan Xi Păng 3.143 m. Một số núi khác cũng được kể là

núi cao, như Tả Yang Pinh 3.096 m, Pu Luông 2.913 m, Pu

Lai Leng 2.711 m, Tây Côn Lĩnh 2.419 m. Các núi đó đều

ở miền Bắc. Miền Nam có đỉnh Ngọc Lĩnh cao 2.598 m, A

Tuất 2.500 m.

- Dạng núi cao trung bình cỏ đỉnh từ 1.500 đến 2.500

m, hình dáng vòm khối tảng, cấu tạo từ đá granit và đá biến

chất uốn nếp, sườn dốc 25 - 30°, thung lũng hẹp.

Có thể kể đến các đỉnh Pu Tha Ca 2.274 m, Kiều Liêu

Ti 2.403 m, Phia Ya 1.981 m, Phia oắc 1.931 m ở miền

Đông Bắc; Pu Sam Sao 1.898 m, Tà Phình 1.861 m, Pi

Phạc Me 1.809 m ở miền Tây Bắc; các ngọn Pu Lai Leng

2.711 m, Chử Yang Sin 2.405 m, Bi Đúp 2.297 m, Rào

Cỏ 2.286 m, Lang Biang 2.163 m, Vọng Phu 2.022 m, Ta

Dưng 1.892 m ở miền Nam trên dây Trường Sơn...

- Núi thấp có độ cao từ 500 đến 1.500 m. Đây là dạng

núi chiếm đa số ở miền núi nước ta, được cấu tạo bởi đủ thứ

đá từ trầm tích, biến chất đến macma. Các dây núi cánh

cung Đông Bắc hay phần lớn dãy Trường Sơn đều thuộc

dạng này. Tuy nhiên, cũng có những đỉnh núi chỉ đạt độ

cao trung bình, nhưng so với xung quanh lại là núi cao, như

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.