độ cao các sơn nguyên đá vôi này cứ hạ thấp dần và chấm
dứt ở Ninh Bình.
Tây Bắc còn có một khối núi lớn nữa ở thượng nguồn
sông Mã. Dãy núi này có độ cao trung bình, hơi bè rộng
vòng sang bên nước bạn Lào và lan tỏa xuống tận xứ Thanh.
Đây chính là đường phân thủy, một bên nước đổ vào hệ
thống sông Mê Kông, một bên nước đổ xuống sông Mã.
Dây núi lớn tiếp theo mà người Việt Nam ai cũng biết
đến là dãy Trường Sơn, xuất phát từ thượng nguồn sông Cả
trên đất Lào kéo dài mãi đến Nam Trung Bộ.
Trường Sơn có nghĩa là "núi dài". Quả thật đây là dãy
núi dài nhất Đông Dương, chiều dài khoảng 1.100 km.
Các nhà địa lí chia ra thành Trường Sơn Bắc và Trường
Sơn Nam.
Trường Sơn Bắc được kể từ cao nguyên Trấn Ninh bên
Lào, gồm nhiều nếp núi song song, xếp so le kiểu cánh gà
theo hướng tây bắc - đông nam, kéo dài tới sát biển Đà
Nang. Đây là một miền núi già, bị chia cắt nhiều bởi những
con đèo, hẻm sông, với những đỉnh Phu Lai Leng, Rào
cỏ,
Ba Rền, u Bò...
Gió tây vượt qua đỉnh Trường Sơn tạo thành thứ "gió
Lào" khô nóng. Ngược lại phía sườn đông hứng mưa bão từ
Biển Đông tràn về gây lũ lụt hằng năm. Dãy Bạch Mâ lại
tạo một đường ranh giới khí hậu phía bắc và phía nam khi
ta vượt qua đèo Hải Vân.
Từ Đà Nẵng trở vào thuộc dãy Trường Sơn Nam, mạch