KỲ VĨ NÚI ĐÈO - Trang 26

đá, nhưng dòng chảy đã yếu đi, tạo nên những bậc thềm và

bâi bồi trong các thung lũng bên sông.

Do quá trình phong hóa, trên bề mặt vùng đồi hình

thành một loại "đá" đặc biệt là đá ong. Đá ong khi nằm

dưới đất còn mềm có thể dùng mai, xẻng xắn thành từng

tảng vuông vắn, khi phơi lên mặt đất trở nên rắn chắc,

dùng để làm nhà, xây tường chắn quanh sân vườn...

Diện tích các đồi tương đương với diện tích núi. Do sự

xâm thực của sông, suối trong suốt quá trình hình thành,

các đồi tạo thành những bậc thềm tương đối có cùng độ

cao. Nếu như các vùng núi còn hoang sơ thì các vùng đồi

hầu như đã được con người khai thác, quần tụ thành làng

mạc, khu dân cư, đất trồng trọt; rừng nguyên sinh đã được

thay thế bằng rừng thứ sinh hay rừng trồng cây thuần chủng

dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp.

Chúng ta hãy tưởng tượng, châu thổ Sông Hồng như

một sân bóng khổng lồ của những người khổng lồ, thì những

bậc thềm sông và các mặt bằng núi non bao quanh chẳng

khác nào những bậc ghế từ thấp lên cao quanh sân vận

động dành cho những khán giả khổng lồ vậy.

Vùng đồng bằng Bắc Bộ hầu như tỉnh nào cũng có

những đồi thấp, trừ hai tỉnh Thái Bình và Hưng Yên.

Đôi khi các địa hình nhô lên ở đồng bằng chỉ là đồi

nếu theo đúng "tiêu chuẩn", nhưng do có độ cao tương đối

so với xung quanh nên vẫn được gọi là "núi", như núi Phật

Tích, núi Côn Sơn...

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.