như Tày Khao (Thái trắng), Tày Đăm (Thái đen), Tày Mười,
Tày Thanh...
Người Thái có số dân đông thứ ba nước ta, sống chủ
yếu ở các tỉnh miền núi Tây Bắc: Lào Cai, Yên Bái, Lai
Châu, Điện Biên, Sơn La kéo xuống Hòa Bình, Thanh Hóa,
Nghệ An. Người Thái có chữ viết nên còn lưu lại được nhiều
truyện thơ như xống chụ xon xao, Khun Lú nàng ủa... Múa
sạp, múa xòe là những điệu múa dân gian đặc sắc vẫn còn
được duy trì trong cộng đồng.
Người Mường, cũng như người Việt, là một dân tộc bản
địa nhưng sống ở miền núi. Người Mường tự gọi tộc người
của mình là Mol, nghĩa là Người; còn tên Mường thực ra là
gọi theo địa bàn cư trú của họ là "mường", để phân biệt với
người Kinh (kinh kì).
Người Mường có số dân đứng thứ tư, sống tập trung ở
các chân núi, sườn đồi, nơi đất thoải gần sông suối tại Hòa
Bình, Thanh Hóa, Phú Thọ... Đại bộ phận ở nhà sàn, kiểu
nhà bốn mái. Phần trên sàn người ở, dưới gầm sàn làm
chuồng gia súc, gia cầm, để cối giã gạo, các nông cụ...