biên giới Việt - Trung và Việt - Lào. Những thiên sử thi còn
lưu lại thường kể về các hành trình thiên di đầy gian khổ
của tổ tiên họ đến dựng nghiệp tại đất Việt. Họ sống trong
các căn nhà sàn hoặc nửa sàn kiểu vì kèo ở lưng chừng núi.
Ngoài làm nương rẫy, họ còn khai thác các lâm sản làm
nguồn sống cho mình.
Người
(trước còn gọi là người Mèo hoặc H'Mông)
vốn có nguồn gốc ở miền Nam Trung Quốc. Để tránh bị
áp bức, họ đã thiên di vào Việt Nam từ 300 năm trước, coi
cao nguyên đá Đồng Văn như miền đất tổ của mình. Người
Mông sống trên những triền núi cao từ 700 m đến 1.500
m dọc ranh giới Việt Bắc và Tây Bắc. Ngay từ cách đặt tên
người, tên họ cũng cho thấy họ rất gắn bó với thiên nhiên
hoang sơ. Họ Sùng là gấu, họ Hầu là khỉ, họ Giàng là dê,
họ Lùng là rồng, họ M ã là ngựa... Đặt theo tên cây cối, có
các họ Thào (đào), L í (mận). Cũng có họ đặt theo màu sắc,
như Hoàng (vàng), Lù (xanh), Hùng (đỏ)... Cuộc sống của
người Mông còn vô cùng gian khổ, nhưng họ vẫn lạc quan,
thường cưỡi ngựa xuống núi mang lâm thổ sản đến các chợ
phiên, vui vẻ nhảy múa theo những điệu múa khèn đặc sắc
của dân tộc.
Dân tộc Thái gồm có Thái đen và Thái trắng, được
phân biệt theo trang phục: phụ nữ Thái trắng mặc áo ngắn
(xửa cóm) màu trắng hoặc sáng, cài cúc bạc hình bướm,
ve; phụ nữ Thái đen mặc xửa cóm màu tối hoặc đen. Người
Thái cùng "họ hàng" với người Tày, nên còn có các tên gọi