ĐỊA BÀN SINH SỐNG CỦA 54 DÂN TỘC
Miền núi vốn là nơi trú ngụ của cư dân Việt cổ trong
các hang động, cho đến nay vẫn là địa bàn sinh sống của
hầu hết 54 dân tộc Việt Nam.
Người Kinh là dân tộc chiếm đa số, ban đầu cũng
chiếm lĩnh vùng rừng núi, dần dần tiến về khai phá đồng
bằng châu thổ tạo nên nền văn minh lúa nước Sông Hồng.
Ngày nay, dân tộc Kinh có mặt ở khắp nơi, từ miền xuôi
đến miền ngược, từ đồng thấp đến núi cao, sống xen kẽ và
chung lưng đấu cật với các dân tộc anh em. Người Kinh đã
bỏ nhiều công sức khai phá các đồi thấp miền trung du,
tạo dựng nên những đồi chè, vườn cây công nghiệp khá
trù phú.
Người Tày là dân tộc có số dân đông thứ hai sau người
Kinh. Cùng với người Nùng, họ sống chủ yếu ở miền núi
Đông Bắc, dọc đường biên giới Việt - Trung ở Cao Bằng,
Lạng Sơn, Móng Cái trở xuống Bắc Kạn, Thái Nguyên. Cao
Bằng từng là cương vực của "nước Nam Cương" thời tiền sử
và là kinh đô thu nhỏ của mấy đời cuối cùng nhà Mạc sau
khi thua chạy khỏi Thăng Long.
Người Tày - Nùng sống trên các ngôi nhà sàn bằng gỗ,
dùng những chiếc cọn quay dẫn nước suối, nước sông lên
làm ruộng nước, bạt sườn đồi làm ruộng bậc thang. Màu áo
chàm hòa hợp với màu xanh cậy rừng làm một.
Người Dao (trước còn gọi là người Mán) có nhiều nhóm
nhỏ, tuy dân số không đông, nhưng sống rải khắp miền núi