KỲ VĨ NÚI ĐÈO - Trang 7

Nhưng trước đó thì sao? Các nghiên cứu khảo cổ học

cho thấy, trên dải đất Việt từ rất xa xưa đã có những con

người cổ sơ vừa thoát thai ra khỏi loài vượn người. Những

"cư dân" đầu tiên ấy đã có mặt cả ở miền Bắc lẫn miền

Nam. D ĩ nhiên, họ chưa biết làm nhà, phải sống trong các

hang núi. Và họ đã để lại trong hang động những di tích

cho đời sau. Tại các hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng

Sơn), người ta đã tìm thấy những chiếc răng hóa thạch của

một phụ nữ trưởng thành và của một em bé khoảng chín

tuổi, ở vùng Núi Đọ (Thanh Hóa), tuy không tìm thấy xương

cốt hóa thạch của người xưa, nhưng còn đó những công cụ

đá thô sơ của người vượn cổ. Trong khi đó tại Xuân Lộc và

Dầu G iây (Đồng Nai), người ta cũng tìm thấy những công

cụ đẽo gọt bằng đá trên những ngọn đồi đá bazan...

Cả ba nhóm người này sống cách đây chừng 400 đến

200 ngàn năm, họ "ăn lông ở lỗ" trong các hang núi để

tránh mưa gió và thú dữ.

Những cư dân muộn hơn cũng để lại dấu vết hóa thạch

trong các hang động nhưở Kéo Lèng (Lạng Sơn), Thung Lang

(Ninh Bình), Nậm Tun (Lai Châu), Thần Sa (Thái Nguyên)...

Họ ngủ trong hang, đi săn bắt muông thú đem về nướng

trên bếp lửa, khi chết cũng được chôn cất trong hang.

Phải đến chừng 30-20 ngàn năm trước, các cư dân

mới mở rộng địa bàn khắp các vùng Bắc Việt Nam, từ

Thái Nguyên, Lào C ai, Tây Bắc cho đến Bắc Trung Bộ.

Các nhà khảo cổ học đặt tên cho họ là cư dân văn hóa

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.