Ngườm và cư dân văn hóa Sơn V i. Ngưởm là tên gọi theo
tiếng Tày, có nghĩa là Hang, vì di tích tìm thấy dưới mái
hang Ngườm. Những cư dân này vẫn tiếp tục cuộc sống
hoang dã gắn với núi rừng, bắt muông thú và hái lượm
thức ăn trong thiên nhiên.
Thế rồi, vào khoảng 12.000 đến 11.000 năm trước,
những cư dân trồng trọt đầu tiên bắt đầu xuất hiện. Nổi
tiếng với tên gọi "cư dân văn hóa Hòa Bình", họ không
chỉ săn bắt, hái lượm, mà còn biết mò cua ốc, bắt cá và
trồng những cây lương thực đầu tiên. Họ sống quần tụ
thành những cụm dân cư tập trung ở các thung lũng đá
vôi cacxtơ vùng Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Quảng Ninh,
Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình... Nơi cư trú
của họ là gần các cửa hang hoặc dưới mái đá, nơi có không
khí thoáng mát, nhiều ánh sáng và ở độ cao phổ biến từ 0,5
m đến 20 m so với mặt thung lũng.
Những chứng tích về thời tiền sử ấy được biết đến nhờ
các nhà khảo cổ học. Đến thời đại Hùng Vương thì bắt
đầu có tên gọi và được nhắc đến trong sử sách. Sách Lĩnh
Nam chích quái chép về cuộc sống thời Hồng Bàng như
sau: "H ồ i quốc sơ, dân không đủ đồ dùng, phải lấy vỏ cây
làm áo, dệt cỏ tranh làm chiếu, lấy nước cốt gạo làm rượu,
lây cây quang lang, cây bung làm cơm, lấy cầm thú, cá, ba
ba làm mắm, lây rễ gừng làm muối, phát nương, làm rẫy...
Lúc ấy dân sống ở rừng và chân núi, xuống nước đánh cá
thường bị giao long hại..."