thuộc dân tộc Cơ Ho đã đến đây dựng buôn làng. Người ta
gọi con suối chảy từ hồ đến thác nước là Đạ Lạch, có nghĩa
là "nước của người Lạch" (hay người Lạt).
Năm 1893, một đoàn thám hiểm người Pháp, trong đó
có bác sĩ Alexandre Yersin, đã trèo đèo lội suối đến thám
hiểm cao nguyên Lang Biang. Năm 1897, khi được Toàn
quyền Paul Doumer hỏi ý kiến, ông đâ đề nghị chọn nơi
đây làm chốn nghỉ mát lí tưởng vì có diện tích rộng rãi, khí
hậu ôn hòa, phong cảnh đẹp đẽ, nguồn nước dồi dào, mở
mang tuyến đường giao thông từ miền xuôi lên đây cũng
thuận lợi.
Sang đầu thế kỉ 20, người Pháp đã từng bước đầu tư
mở đường, quy hoạch xây dựng Đà Lạt thành một đô thị
có kiến trúc độc đáo, hài hòa. Đà Lạt trở thành một "Paris
nhỏ" hay "Thủ đô mija hè" cho toàn xứ Đông Dương.
Tên Đà Lạt bắt nguồn từ tên gọi Đạ Lạch của người
dân bản xứ. Từ tên chữ này, những nhà thiết kế người
Pháp còn tạo ra một "châm ngôn" bằng tiếng Latinh
khắc trên huy hiệu thành phố trước tòa thị chính như sau:
Dat A liis Laetitiam A liis Temperiem, có nghĩa là "Cho
người này niềm vui, cho người khác sức khỏe".
Ngày nay Đà Lạt vừa là thành phố nghỉ mát, vừa là
tỉnh lị của tỉnh Lâm Đồng.
Nếu có dịp đi du lịch nơi đây, bạn sẽ được giới thiệu về
ba cái "không" của Đà Lạt: