KỲ VĨ NÚI ĐÈO - Trang 69

Núi không cao lắm, nhưng địa hình phức tạp, không

có những con đèo thuận tiện sang nước bạn.

Tại đây nền văn hóa dân tộc Chăm đã phát triển rực

rỡ, điển hình là những đền đài, tháp Chăm vùng M ĩ Sơn, cố

đô một thời xa xưa của vương quốc Chiêm Thành.

Dãy Trường Sơn chuyển hướng bắc - nam kéo dài liên

tục đi về phía Bắc Kon Tum và cao hẳn lên. Dãy Ngọc

Lĩnh như một chiếc sừng thú uy nghi đâm vọt lên, với đỉnh

2.598 m, cao nhất toàn miền Nam nước ta.

Tiếp đó bất ngờ hiện ra một "vùng trũng" nơi sông Ay

Dun và sông Ba hợp dòng trên đất Phú Yên.

"Đoạn" tiếp theo và là phần cuối của dãy Trường Sơn

chạy sát ven biển cực nam Trung Bộ từ sông Đà Rằng

(thượng nguồn sông Ba) cho tới miền Đông Nam Bộ. Gờ

Trường Sơn Nam ở đây có độ cao trên 2.000 m, như đỉnh

Chử Yang Xin 2.405 m... Khối núi Vọng Phu cao 2.022 m

được cấu tạo bởi đá xâm nhập hoa cương, riolit... đâm ngang

ra tới biển khá hiểm trở trên con đường quốc lộ vào Nam.

Như vậy toàn bộ dây Trường Sơn đã kết thúc ở đây.

Đà Lạt - Thành phô' Ngàn hoa

Ngày xưa, trên cao nguyên Lang Biang có một vùng đất

tươi đẹp như cảnh thần tiên, có dòng suối mát chảy qua, có

thác cao chảy xuống, có hồ nước xanh trong, có rừng cây cổ

thụ, có kì hoa dị thảo, chim chóc trên cây hót líu lo, hươu

nai ra bờ suối uống nước. Người Lạch, người C hil, người Xrê

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.