- Cao nguyên Lang Biang (Lăm Viên): Nằm về phía
nam vùng hồ Lăk là cao nguyên Lang Biang, thuộc tầng cao
nhất của Tây Nguyên. Độ cao trung bình của cao nguyên
này hơn 1.500 m với những đỉnh cao đột khởi trên nền
đồi núi phía nam, như đỉnh Chử Yang Xin 2.405 m, đĩnh
Bi Đúp 2.286 m, đỉnh Lang Biang 2.153 m, đỉnh Bơ Nam
1.712 m, v.v...
Hình thái cao nguyên này khác hẳn các cao nguyên
xung quanh. Nơi đây chủ yếu được cấu tạo bởi đá phiến
và cát kết dày, bị bóc mòn và xâm thực thành các đồi khá
bằng và thoải. Bên dưới sâu là các đá xâm nhập hoa cương,
đaxit. Do hoạt động tân kiến tạo các khối đá này nhô lên
tạo ra các đỉnh núi cao như vừa kể.
Sông suối đào dòng chảy qua các bậc đá cứng, mềm
khác nhau đổ xuống tầng cao nguyên thấp hơn, nên tạo ra
nhiều ghềnh thác. Đó là những thác Ang Kro Et, thác Cam
Li, thác Đa Tan La, thác Prenn, thác Pông Cua, v.v...
Cao nguyên Lang Biang cao vọt lên ở Tây Nguyên làm
khí hậu mát mẻ hơn so với các vùng phía nam nước ta.
Điển hình là thành phố Đà Lạt - tỉnh lị của Lâm Đồng.
- Cao nguyên D í Linh: Từ cao nguyên Lang Biang
chuyển sang cao nguyên Di Linh tụt hẳn xuống một tầng
độ cao. Độ cao trung bình của cao nguyên này là 1 .OOOm
ở vùng Bảo Lộc - Di Linh, phần phía tây thấp hơn, chỉ
khoảng 800 m. Vùng cao nguyên này có diện tích rộng lớn
hơn cao nguyên Lang Biang. Bề mặt cao nguyên tương đối