KỲ VĨ NÚI ĐÈO - Trang 66

Hoạt động núi lửa diễn ra vào thời kì Neogen hầu như

đã vùi lấp toàn bộ các đá hoa cương và đá kết tinh dưới sâu

vài chục cho đến cả trăm mét. Các núi lửa này đã tắt từ

rất lâu, nhưng vẫn còn lưu lại đây đó những núi hình chóp

nón đặc trưng, thậm chí có nơi trên đỉnh còn gặp những hồ

nước tròn vành vạnh - di tích của miệng núi lửa xa xưa. Đá

bazan bị phong hóa thành loại đất đỏ sẫm.

- Cao nguyên Đăk Lăkihấp hơn, có độ cao trung bình

400 - 500 m. Đây là cao nguyên rộng lớn và trù phú nhất

Tây Nguyên với thành phố trung tâm là Buôn Ma Thuật.

Địa hình cao nguyên này tương đối ít bị chia cắt. Những

dòng sông chảy quanh co hiền hòa, hai bên bờ mọc lên

những buôn làng của đồng bào Ê Đê. Trên cao nguyên có

nhiều hồ nước tự nhiên, trong đó hồ Lăk ở phía nam có diện

tích lớn gấp đôi hồ Tây ở Hà Nội, chĩ đứng sau hồ Ba Bể.

Rừng tự nhiên cũng còn lại khá nhiều. Bản Đôn hiện nay là

nơi duy nhất còn bảo tồn được đàn voi đã thuần hóa.

Bề mặt cao nguyên được phủ một lớp đất đỏ phì nhiêu

phong hóa từ đá bazan do núi lửa phun trào, rất thích hợp

với cây cà phê vốn là loài cây di thực từ Nam Mĩ. Vì thế

Buôn Ma Thuột đã trở thành "thủ phủ cà phê", và "Cà phê

Buôn Ma Thuột" giờ là một thương hiệu nổi tiếng thế giới.

Sản phẩm phong hóa của đá bazan cũng chính là

quặng bauxit, có trữ lượng rất lớn mà việc khai thác đang là

chủ đề gây tranh cãi ở nước ta.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.