Nguyên Thiên Sơn tự là một ngôi chùa lớn, do vua Túc Tông nhà Đường
xây dựng để đền ơn vị đại sư Trí Minh là người đã có đại công cùng hai
danh tường Quách Tử Nghi, Lý Quang Bật phò vua lấy lại đất Trường An
hồi An Lộc Sơn khởi loạn.
Truyền mãi tới đời vua Ung Chánh nhà Thanh, vị thiền sư trụ trì là Huệ
Tĩnh xuất thân tu học tại Thiếu Lâm tự, bản lãnh cao siêu.
Theo nếp có sẵn của nhà chùa, Huệ Tĩnh thiền sư tiếp tục thâu nhận môn
đồ truyền thụ võ nghệ sẵn có cho mọi người xin nhập học.
Môn đồ xuất thân từ Thiên Sơn tự cũng đã nhiều nhưng thiền sư Huệ
Tĩnh không lấy làm mãn nguyện vì không một người nào đặc sắc khả dĩ nối
được nghiệp mình trông coi ngôi danh tự ấy. Bởi vậy thiền sư vẫn có ý tìm
người để truyền hết bản lãnh bình sanh.
Hồi ấy tại làng Kiến Tử thuộc Linh Võ huyện, tỉnh Cam Túc, có một
người tên Vương Khánh, nhà nghèo, góa vợ, chuyên bán dầu lạc. Họ
Vương có mỗi con trai là Đắc Bằng bẩm sinh khỏe mạnh dị thường, suốt
ngày chỉ theo bạn đồng tuổi hoa quyền múa gậy.
Tuy Vương Khánh cố kiếm tiền cho Đắc Bằng theo học thầy đồ trong
thôn nhưng nghề bút nghiên vốn không hợp với chí nguyện của mình nên
Đắc Bằng luôn luôn trốn học ra cánh đồng quần thảo với các đoàn mục tử.
Thấy vậy, Vương Khánh chán ngán bèn cho Đắc Bằng đi làm mướn chăn
bò cho một phú hộ đồng thôn. Nhờ có dũng lực trời cho, vóc người to lớn,
năm ấy mới mười hai tuổi mà Vương Đắc Bằng đã lớn như trẻ mười lăm,
mười sáu tuổi, hai cánh tay nở nang chắc nịch, được bọn mục tử tôn làm
đàn anh. Vì vậy khi chăn đàn bò ra đến cánh đầu là Đắc Bằng chọn nơi gốc
đa mát mẻ nằm ngủ chèo queo mặc các tay em chăn giúp.
Một buổi sáng nọ, khoảng đầu giờ Tỵ, Đắc Bằng đang gối đầu tay ngủ
ngáy o o như sấm dưới gốc cây cổ thụ, bỗng có một con báo gấm, từ rừng
bên lẻn nhảy vào giữa đàn bò của Đắc Bằng cắn gáy quật một con xuống.
Đoàn mục tử và những người đang làm việc ngoài cánh đồng sợ hãi la ó ầm
ĩ hò nhau chạy toán loạn. Từ chỗ báo gấm vồ đàn bò đến gốc cây lớn có
Đắc Bằng đang ngủ say cách xa tới hơn trăm thước.
Một người lanh trí chạy tới gốc cây gọi :