LÃ MAI NƯƠNG - Trang 34

- Bây giờ chỉ còn giải pháp này, Đạo huynh về Bạch Vân tự trước. Tôi và

Lã Tam Nương nán lại Cam gia trại chờ cúng lễ xong xuôi cho Trường
Mâu rồi sẽ đưa thái thái và Tử Long về núi, đạo huynh nghĩ sao?

Đại sư gật đầu :
- Sư muội luận trúng ý tôi. Đường sá xa xôi núi rừng hiểm trở, lục lâm

cường đạo đầy rẫy, để mẹ con thái thái đi một mình, quả tôi không an tâm
chút nào. Mà ta đi trước để hai người lại đây cũng không được. Mai tôi đi
trước, đúng kỳ hẹn sẽ cho kim điêu về đây rước, được không?

Lã Tứ Nương gật đầu đồng ý.
Triệu thị cảm động lạy tạ, bảo Cam Tử Long lạy Chiêu Dương và Lã Tứ

Nương tôn hai vị làm sư phụ.

Lã Tứ Nương cho Mai Nương cùng Tử Long giao bái kết bạn đồng môn

sư muội.

Triệu thị sai Tử Long vào tư phòng lấy cây trường kiếm đưa cho nhị vị

sư phụ coi.

Đại sư rút kiếm ra xem một lượt rồi đưa cho Lã Tứ Nương.
Đón kiếm, lật đi lật lại, Tứ Nương nhận xét kỹ, gọi Tử Long và Mai

Nương đến bên bảo :

- Đây là kiếm báu Huyền Tiễn trường kiếm. Mai Nương lấy cây kiếm

của ta ra đây so sánh.

Mai Nương chạy vào lấy kiếm ra.
- “Còn cây kiếm này là Yểm Nhật trường kiếm. Khí kiếm Yểm Nhật sắc

trắng long lanh lúc hoa lên dưới ánh thái dương, làn kiếm sáng chói hơn
mặt trời.

Huyền Tiễn kiếm khí xanh, làn kiếm quang có sức át nổi sức sáng của

cung Hằng.

Cả hai thanh cùng bén sắc vô cùng, đặt sợi tóc lên thổi nhẹ có thể đứt

đôi. Thời Chiến quốc, Câu Tiễn nước Việt, ăn chay nằm mộng, lấy vàng
trộn lẫn với thép lọc, đem bạch ngưu mã lên Côn Ngô Sơn tế thần ứng với
khí bát hướng tứ phương, tốn công bốn mươi chín ngày mới luyện thành.

Sau này học tập, các con sẽ đi tới ba thời kỳ khổ luyện.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.