võ hài bình thường thì phi cước bằng gót, hoặc mu bàn chân, sức đá sẽ do
đó mạnh hơn gấp mấy lần. Nói tóm lại, đằng nào Lão Hổ cũng bị với y vì
trúng ngọn đá ấy, Thiết Diện Hổ là cao đồ của Tây Khương tất hiểu như
trẫm?
Thiết Diện Hổ thưa :
- Bệ hạ dạy chí phải. Hạ thần chỉ tiếc rằng thế Song Phi Hồ Điệp của Thế
Ngọc đắt tiền quá!…
Càn Long gật đầu :
- Trẫm đồng ý. Năm vạn lượng bạc đánh giá một thế đá tuyệt kỹ nhà
nghề.
Hòa Thân tâu :
- Thế Ngọc phạm luật thượng đài…
- “Không! Hoàn toàn không. Điều thứ nhất, trận đấy giữa Phương Lôi có
tư cách riêng, vì Lão Hổ nhận đấu riêng từ chiều tối hôm trước, theo lời
khanh, nên Đài chủ không nhận trọng theo lệ thường bắt võ sĩ thượng đài
phải qua phòng ghi danh kiểm soát, tức là Đài chủ mặc nhận tư cách tự do
của đối phương. Phải chăng Lão Hổ khinh đối thủ kém cân lượng hơn mình
nên sơ suất?
Điều thứ nhì, tại sao khi mới bị rách bắp chân, chảy máu vì Kiếm hài Đài
chủ không hoãn ngay trận đấu, công khai tố cáo sự vi phạm luật lệ thượng
đài? Y có quyền hoãn trận đấy cơ mà?
Điều thứ ba, trẫm thấy Thế Ngọc không cố ý căn cứ và Diệp Kiếm hài hạ
Lôi Lão Hổ. Y đấu rất tự nhiên, quyết dùng công phu căn bản thắng địch.
Tới lúc song phi mới thật là say đòn hạ đối thủ bằng sức mạnh và mũi hài
lợi hại.
Nói rằng Thế Ngọc phạm luật đấu là sai, là cố chấp. Nếu Thế Ngọc lo có
bản lãnh, dù y có võ khí trong tay cũng không xâm phạm nổi kẻ địch,
huống chi là kiếm hài liền với chân? Trúng kiếm hài tức là trúng thế cước
của đối phương rồi còn chi? Hai khanh cứ việc phản đối công tâm nếu thấy
trẫm lý luận sai lầm”.
Thiết Diện Hổ nói :
- Bệ hạ lập lý rất đúng và vững chãi. Thế Ngọc không vi phạm luật đấu.