Người ta nhận ra đỉnh Thái Thất sơn y hệt một cái sọ người khổng lồ, bởi
vậy mới đặt tên là Hoa Cái Phong. Nhiều người mê tín vội vàng bày cả
hương án ra thắp nhang quay về hướng Thái Thất sơn lễ bái, khấn khấn cầu
cầu, rầm rì…
Nhiều bà thành kính cúi đầu khấn tràng giang đại hải, tới lúc ngưỡng lên
chiêm ngưỡng kỳ tượng thì Hoa Cái Phong đã hoàn toàn bị mây phủ kín.
Dãy Tung Sơn kéo dài từ phía Bắc đến Thái Thất thì tắc quãng bởi một
thung lũng nhỏ. Đầu thung lũng bên kia là ngọn Thiếu Thất sơn đứng trơ
trọi một mình, nhưng tiếp giáp với dãy núi khác thuộc phần đất Hồ Nam
chạy dài về hướng Tây nam.
Thiếu Thất sơn cao tám trăm trượng, đỉnh núi thiên nhiên bằng phẳng,
tròn như mặt chiếc nia, diện tích rộng lớn y hệt có bàn tay vô tình nào đã
gạt văng mất chóp núi vậy.
Dường như Thiếu Thất sơn tuy vằn vòe nhưng tương đối dễ đi. Chung
quanh và trên mặt núi mọc toàn giống cây trái và thông cổ thụ gốc lớn hàng
ôm.
Thiếu Thất sơn ở phía Tây bắc huyện Đăng Phong và chỉ cách huyện này
có mấy dặm đường.
Chính Thiếu Lâm tự được xây dựng ở trên Thiếu Thất sơn, nhưng thiên
hạ quen gọi là Tung Sơn nên hai tiếng Thiếu Thất ít được nhắc tới.
Thiếu Lâm tự thành lập từ đời Lương Võ Đế, sau trải bao thế sự thăng
trầm, ngôi chùa nhỏ đó bị bỏ hoang.
Đến đời mạt Đường, Đạt Ma sư tổ gốc người Tây Tạng qua Trung Quốc
truyền giáo và truyền luôn môn võ thuật canh tân thực hành do Người, căn
cứ vào nền cổ thuật đã chế biến, tìm tạo ra.
Sau khi truyền dạy Ba Mươi Hai đường Hồng quyền cho Triệu Khuông
Dẫn, Đạt Ma vân du khắp đất Trung Nguyên, lúc qua Đăng Phong huyện
thấy cảnh Tung Sơn ưng ý bèn dùng công phu luyện tập lên thám hiểm cả
hai ngọn Thái Thất và Thiếu Thất.
Trên Thiếu Thất, Đại sư tìm ra Thiếu Lâm tự trong cảnh hoang tàn, nên
có ý muốn xây dựng lại ngôi tiểu viện ấy thành một đại tự vừa tu hành vừa
truyền kỹ thuật Công Phu cho thiên hạ. Gần chân núi Thiếu Thất, có một