mời Tiểu Hoàn lên Tú Hoa sơn nghỉ, hôm sau Lý Tiểu Hoàn mới tiếp tục
lên đường.
Nói về Bạch Mi đạo nhân, đang luyện võ cho các đồ đệ là Ngô Kiếm
Thọ, Ngụy Tiết Khánh, Tống Kế Tổ và Lương Trí Vinh, do đệ tam môn đồ
phái Tây Khương và Bạch Võng chỉ bảo, tại ngôi La Hán tự trên Triều Vân
sơn, bỗng nghe nóng ruột lạ lùng, ngồi đứng không yên. Chợt có Lý Tiểu
Hoàn vào òa lên khóc, quỳ lạy Sư tổ.
Thấy nàng vận đại tang phục, Bạch Mi giựt mình bảo nàng đứng dậy, hỏi
han tự sự. Nghe xong câu chuyện, Bạch Mi lặng người ngồi như thạch
tượng.
Trong khi kể chuyện cho Sư tổ nghe, Tiều Hoàn đã cố ý bỏ quên vụ Lôi
Lão Hổ nhận tiền của Thiết Diện Hổ lập Vô Địch đài thách thức, nhạo báng
anh hùng thiên hạ.
Vả lại, dù nàng có nới tới chuyện đó chăng nữa, Đạo nhân cũng bất chấp.
Nguyên tắc của Bạch Mi là hạ sát Lý Ba Sơn - lão môn đồ phái Tây
Khương và là đồ đệ đầu tiên của mình - tức là khinh miệt toàn phái. Không
thể tha thứ Ngũ Mai được, và đồng phái Thiếu Lâm cũng vậy.
Một nguyên nhân nữa thúc đẩy Bạch Mi tức giận đến cực độ. Nguyên
xưa nay, Thiếu Lâm phái vẫn nổi danh hơn Tây Khương, Ngũ Mai đả tử Lý
Ba Sơn trên Mai Hoa Thung, chắc không ngoài mục đích phô trương một
cách cụ thể cho toàn dân Hàng Châu thấy rõ rệt phái nào hơn phái nào.
Bạch Mi biết dũng lực, bản lãnh của từng đồ đệ một.
Ngoài đệ nhất môn đồ Lý Ba Sơn, trong số tân môn đồ có Cao Tấn
Trung, Mã Hùng, Phương Thất, Bạch Dũng, Tống Kế Tổ, Lương Trí Vinh,
Tiêu Khiết, Văn Thành Quý, Ngô Kiếm Thọ, Ngụy Tiết Khánh là các ngoại
đồ.
Cao Tấn Trung, Mã Hùng, Thiên Lũy còn cao hơn Lý Ba Sơn về bản
lãnh cũng như dũng lực, nhưng quen gọi họ Lý là sư huynh. Đứng cấp thứ
nhì có Phương Thất và nội đồ pháp hiệu Giác Bình. Sau tới Bạch Dũng,
Tống Kế Tổ, Lương Trí Vinh và các môn đồ cả tăng lẫn tục khác.
Nói về Lý Tiểu Hoàn khóc lóc thảm thiết yêu cầu Sư tổ Tây Khương
định đoạt và phái người báo thù cho cha và chồng nàng, Bạch Mi vùng dậy,