Thế là Lý Hòa mướn thợ, đốc xuất lập một võ đài thật chắc cắn tại khu Y
Linh miếu, lưng đài xây vào mặt hồ, nên Bạch An Phúc cho tạc tấm hoành
đề ba chữ Thủy Nguyệt đài. Khi Ngưu Hóa Giao đến nơi, y ra lôi đài xem
xét lấy làm đắc y, bảo Bạch Anh Phúc và Lý Hòa :
- Phải lập thêm mấy tấm biển nữa cho rạng vẻ lôi đài, thiên hạ đi coi mới
thấy cái hùng tâm, đởm khí của đài chủ và danh nghĩa lôi đài mới được rõ
rệt. Dưới tấm biển Thủy Nguyệt đài, tôi muốn thêm bốn chữ Trượng Nghĩa
Tranh Hùng để tỏ cho thiên hạ biết ý nghĩa sự hiện diện của tôi.
Bạch An Phúc khen phải :
- Tôi hoàn toàn đồng ý với võ sư. Dựa theo bốn chứ Trượng Nghĩa Tranh
Hùng, tôi xin thêm đôi liễn dựng hai bên cột đài như thế này:
Trượng nghĩa báo cừu, anh hùng hạ quyền đả hổ.
Vì tình trả hận, hảo hán phi cước đảo long.
Võ sư nghĩ thế nào?
Ngưu Hóa Giao tấm tắc khen hay :
- Tôi tuy ít chữ nghĩa nhưng vũng biết là rất hào hùng. Đọc đôi liễn này,
Hồ Á Kiền khi lên đài tất dải rởn gáy vì đòn tâm lý.
Lý Hòa hỏi :
- Võ sư có cần đặt điều kiện cấm đoán kẻ thượng đài như thế nào không?
- Không. Lập đài cho có cớ để hạ Hồ Á Kiền thôi. Trận giao chiến sắp
tới đây có khác chi trận đấu ác liệt của hai kẻ tử thù và đánh bất cứ nơi
nào? Vậy, hà tất phải lập điều kiện cấm đoán. Dù địch thủ có giắt ám khí
cũng không hề chi.
Thấy Ngưu Hóa Giao tự tin, Bạch An Phúc và Lý Hòa nhìn nhau đắc ý.
Luôn mấy hôm sau, bọn Cơ phòng tử phân phối nhau đi khắp nới tìm Hồ
Á Kiền, nhưng không thấy. Chúng đã tưởng là Á Kiền bỏ Quảng Châu đi
nơi khác. Lý Hòa không chịu thôi, bảo với đồng bọn :
- Hồ tặc đã dùng bọn hành khất rước biểu ngữ khiêu khích chúng ta, vậy
ta thử phao ngôn với đám hành khất may ra đến tai Á Kiền chăng?
Trương Viên lãnh nhiệm vụ đó. Y ra chợ tìm nơi hành khất vẫn tụ họp
thường ngày phao rằng Cơ phòng tử Cẩm Châu Đường lập Thủy Nguyệt
Đại tại khu Y Kinh Miếu thách Hồ Á Kiền đấu võ.