Quả nhiên, trong bọn hành khất có nhiều tân thường đến Tây Thiền tự
xin ăn và gặp Á Kiền ở đó, bèn vội vàng đến chùa báo tin. Sau nhiều ngày
ở Tây Thiền tự, Á Kiền yên trí là việc hiềm thù với Cơ phòng tử Cẩm Châu
đã chấm dứt, nên khi hay tin vụ Thủy Nguyệt lôi đài, Kiền bán tín bán nghi,
ngầm vận võ phục, ngoài mang trường y, xin phép Tam Đức hòa thượng ta
phố nhắn tin về gia đình ở Dương Thành, thiệt ra chàng muốn đến Y Linh
miếu xem thực hư thế nào.
Đến nơi, chàng thấy dân chúng đông đảo đứng xem Thủy Nguyệt lôi đài
trang hoàng lộng lẫy, có bọn cơ phìng võ trang canh phòng cực uy nghiêm.
Phía trong cũng đài, có nhiều võ sĩ ngồi dàn trên dãy bành kỷ bày hàng
chữ nhất, Người nào cũng võ phục gọn gàng uy dũng, trên ngực áo thêu ba
chữ Võ Đang sơn.
Người ngồi chính giữa thân hình ngũ đoản, to ngang, mặt lớn cằm bạnh,
râu quai nón vàng hoe, mắt lồi, mũi sư tử. Đầu y quấn khăn lụa buông mối
bên tai, vận võ phục lụa đồng màu tím, ngực đeo hộ tâm bằng đồng hiện
chữ ngưu, tay áo săn cao lộ hai cánh tay chắc nịch lông lá xồm xoàm, chân
quấn xà cạp đen, dận võ hài mã vị, lưng thắt sa xô đới.
Á Kiền đoán người ấy là đài chủ. Ngồi kế bên vị hảo hán ấy là một
người vận thường phục mà Á Kiền nhận ra ngay là Lý Hòa. Ngồi dàn hai
bên có bốn thanh niên võ sĩ, người nào cũng hùng dũng gọn gàng. Đọc tấm
biển và đôi liễn treo trước lôi đài, Á Kiền hiểu ngay lời lẽ khiêu khích thách
thức tuy không nêu đích danh người bị thách là ai.
Biết vậy, Á Kiền đứng lẫn trong đám khá giả chờ xem chương trình biểu
diễn.
Chàng hỏi một lão già đứng bên :
- Thưa lão tiên sinh, lôi đài này khai mạc từ từ hôm nào và đã có ai
thượng đài tỉ thí chưa?
Vị lão già đáp :
- Khai diễn được năm hôm nay rồi. Các võ sĩ thủ đài chỉ biểu diễn võ
nghệ. Trước khi biểu diễn, các võ sĩ thường thách thức một người là Hồ Á
Kiền thỉnh thượng đài, nhưng tuyệt nhiên không có người nào mang danh
ấy nhận đấu cả.