mời sự đệ ra khỏi chùa, không nhận là người đồng phái nữa.
Hồ Á Kiền nhất nhất vâng lời.
Sau vụ Hồ Á Khiền đã xử Ngưu Hóa Giao trtên Thủy Nguyệt đài, Tam
sơn hòa thượng phía nhân viên Thiếu Lâm tự báo các sự thế với sư trưởng
Chí Thiện.
Nói về Song hiệp Lã Mai Nương, Cam Tử Long đến Triệu Khánh phủ
tìm tới Phương gia trang xưng danh và thăm hỏi. Phương Đức và Miêu
Thúy Hoa mừng rỡ đón tiếp rất đỗi niềm nở, giữ luôn hai người nghỉ lại
trang trại.
Triệu Khánh phủ tuy không lớn bằng Quảng Châu nhưng cũng nhà cửa
san sát, lầu các nguy nga, dân cư đông đảo buôn bán tập nập. Thị trấn ở
ngay tả dòng Tây Giang thuộc về miền đồng bằng phì nhiêu nên trên bến
dưới thuyền sầm uất lạ thường.
Trong thời kỳ ở Triệu Khánh phủ, Mai Nương và Tử Long vào rừng núí
săn bắn, thấy nhiều bộ lạc sơn cước sống trong thung lũng ấy, hoặc ở sườn
núi cheo leo, cảnh sắc thiệt hùng vĩ.
Đường núi mà Mai Nương và Tử Long theo đó tức là con đường xuyên
sơn dẫn từ địa hạt tỉnh Quảng Đông sang Quảng Tây. Từ con đường này
còn có nhiều ngả rẽ đi tới các tiểu trấn hay thung lũng bộ lạc sơn cước đất
Quảng Tây. Lưỡng Quảng Đông Tây, giao dịch thương mại với nhau hoặc
bằng đường ven biển, hoặc bằng đường xuyên sơn. Cả hai đường bộ thủy
cùng nguy hiểm. Khách thương tỉa về bằng đừng thủy thì lo sợ bọn thủy
khấu nhân hoạt động ven biển. Bọn thủy khấu kiếm ăn tại vùng duyên hải
này thường là người quần đảo Mã Đảo hay dân tại đảo Hải Nam. Có khi họ
cũng là dân đại lục ở Bắc Hải hay Lệ Châu.
Khách thương Lưỡng Quảng giao thương phần nhiều dùng đường bộ. Họ
đi thành đoàn có tiêu sư bảo vệ. Triệu Khánh phủ là một đại điểm giao