- Phương sư đệ yên trí, vào Long Sơn gần chớ không xa. Gặp Ngũ Mai,
ta cần phải gọn gàng. Đem ngựa theo vướng víu lắm.
Bốn người vào tửu quán nghỉ ngơi một ngày, hôm sau mới vào Long
Sơn.
Ngay chân núi Long Sơn có một trang trại lớn trên hai trăm nóc nhà
tranh ngói lẫn lộn nhưng khang trang nhất mực. Đó là Hoàng Hoa trại
thuộc gia đình Ngũ Mai thiền sư, Trại chủ là người em đứng vào hàng thứ
ba dưới Ngũ Mai, tên là Hoàng Hoa Kỳ Thắng, năm ấy tuổi mươi chín tuổi.
Họ Hoàng Hoa vào thung lũng Long Sơn, khai thác lập thành nông trại
từ đời vua Sùng Chinh nhà Minh và truyền nghiệp cho đến Ngũ Mai mới
được Hồng Mi thiền sư đem về Thiếu Lâm tự truyền nghệ và phát võ từ đó.
Dân Hoàng Hoa trại phần đông là họ Hoàng Hoa và thêm mấy họ Lục,
Quan, Ngũ, xuất phát bởi những gia đình trước kia đã theo họ Hoàng Hoa
vào khai khẩn khu vực Long Sơn.
Dân Hoàng Hoa trại tự túc đủ mọi phương tiện. Tới khi Ngũ Mai thành
tài về trụ trì Long Sơn tự, thấy khu ấy có giống hoang mã kiêu dũng, nên
dạy em trai là Kỳ Thắng phương pháp bắt hoang mã gây giống, trước còn
bán cho huyện Quan Đồ, sau bán lan ra các miền lân cận và xuống tới thủ
phủ Côn Minh.
Người Vân Nam quen gọi là giống Long Sơn Mã. Giống ngựa này cao
lớn kiêu hùng, sức chạy cũng như đi đường trường rất bền bỉ, đến Trung
Hoa Dân Quốc vẫn còn nổi tiếng Long Sơn Hảo Mã Trại chủ Hoàng Hoa
Kỳ Thắng không được may mắn theo học võ thuật như Ngũ Mai nên
nguyền sau này sẽ cho các con theo bá mẫu để chuyển dòng họ nông gia
thành võ gia.
Người đồ đệ đầu tiên của Ngũ Mai là Thái Hòa ni cô, xứ sở ở Côn Minh.
Người thứ nhì là Thái Diên người Khai Hóa, cũng thế phát như Thái Hòa.
Hai người nội đồ này đều được Ngũ Mai dốc lòng truyền nghệ để sau này
thay thế trụ trì Long Sơn tự.
Về sau, chọn lựa trong Hoàng Hoa trại, Ngũ Mai thâu nhận con gái nhà
họ Lục, họ Quan, họ Ngũ là Lục Tiểu Vân, Quan Thái Cô, Ngũ Tam Xuân