cùng ba người cháu gọi bằng bá mẫu (con Kỳ Thắng) là Hoàng Hoa Nữ,
Hoàng Hoa Nhị Lang và Hoàng Hoa Nương.
Long Sơn tự là nữ thiền viện, nên Hoàng Hoa Nhị Lang được đặc cách
lên Long Sơn tự nhờ Ngũ Mai chuyên luyện cho đến năm mười bốn tuổi thì
phải xuống ở hẳn Hoàng Hoa trại tập luyện cùng các bạn trai khác do Ngũ
Mai hay Thái Hòa ni cô hàng ngày xuống võ trường chỉ dẫn.
Nội đồ Trưởng tràng Long Sơn tự thời bấy giờ có Thái Hòa bốn mươi
lăm tuổi, tiếp tới có Thái Diên ni cô ba mươi tuổi. Phần ngoại đồ cao cấp là
nàng Lục Tiểu Vân được lão ni thâu nhận lên núi trước những người khác
tới bốn năm như Quan Thái Cô, Ngũ Tam Xuân, Hoàng Hoa Nữ đồng
hạng. Rồi đến Hoàng Hoa Nhị Lang và Hoàng Hoa Nương.
Theo vết Ngũ Mai lão ni, các môn đồ phái Bạch Hạc, ngoài các môn đồ
võ thuật khác, đều chuyên luyện môn Thương pháp đặc biệt do Ngũ Mai
chế hóa ra sau nhiều năm nghiên cứu.
Đó là bài Bạch Hạc Thiết lê Thương. Ngọn thương Thiết lê từ hình thức
đến cân lượng đều được Ngũ Mai lão ni nghiên cứu rất thận trọng. Chất
thép cũng được lọc đi lọc lại theo phương pháp Thiếu Lâm phái và đưa
xuống lò dưới Hoàng Hoa trại để đúc.
Có hai thứ thương Thiết lê: hoặc toàn thép, hoặc mũi bằng thép, cán
bằng thiết mộc đem từ Tung Sơn về Long Sơn dùng.
Thứ toàn thép nặng tổng cộng có hai mươi cân, còn thứ cán bằng Thiết
mộc nặng mười bốn cân. Tuy hai thứ nặng nhẹ khác nhau, nhưng công
dụng cũng lợi hại tương đương, cán Thiết mộc rắn chắc không kém gì thép.
Sở dĩ Ngũ Mai lão ni chế tạo ra hai thứ cán toàn thép và cán thiết mộc là
cố tùy nghi cho các nữ môn sử dụng từ lúc mới khởi luyện cho đến khi
thành tài. Ngoài thương pháp, Ngũ Mai còn luyện cho các môn đồ luyện
các môn đồ phép phóng thương bách phát bách trúng rất lợi hại.
Về môn phóng thương, trong các môn đồ nội, ngoại trên Long Vân tự
hay dưới Hoàng Hoa trại, ngoài vị trưởng Thái Hòa ni cô, lúc bấy giờ có
Lục Tiểu Vân và ba chị em Hoàng Hoa Nữ, Hoàng Hoa Nhị Lang, Hoàng
Hoa Nương là người có tài nhất. Mỗi khi vào sâu trong núi săn thú lớn, bốn