chứng rằng Hồ Á Kiền đã khổ luyện và đạt về phương diện công phu, kỹ
thuật, duy phần đại lực Kiền kém vì lẽ không thể nào tranh thủ thời gian
tăng tiến phần sức mạnh được.
Đó là lẽ tự nhiên. Bởi lý do ấy, Lữ Anh Bố dù thuộc cấp trên cũng không
thể nào dễ dàng đánh bại Hồ Á Kiền được.
Trên lôi đài, Á Kiền biết mình, biết người, hết sức thận trọng. Chàng trổ
hết tài học bình sinh, quyết chống cự đến phút cuối cùng. Kiền tránh né
nhiều và chỉ trả đòn khi nào cho là có lợi. Nhờ phương pháp do các bực đại
sư huynh chỉ dẫn bắt áp dụng ngay trong khi luyện tập song đấu với cấp
bực trên, Hồ Á Kiền đã ung dung chống lại Lữ Anh Bố trên lôi đài.
Khán giả chú ý theo dõi trận đấu nên mỗi phen Á Kiền tránh được đòn
đối phương, hoặc trả đòn, ai nấy đều kêu rộ lên khen ngợi khuyến khích võ
sĩ cấp bậc dưới mảnh khảnh thư sinh.
Đó là thói thường của mọi từng lớp khán giả trước một trận thư hùng
trên lôi đài, thiệt ra không phải người ta mến riêng một đấu thủ nào cả.
Nhưng, hành động tự nhiên ấy của khán giả đã khiến Lữ Anh Bố khó
chịu và lấy làm hổ ngươi. Chàng cảm như bị chế giễu nhạo báng mỗi khi
đánh trượt Hồ Á Kiền hoặc là bị Hồ Á Kiền trả đòn.
Càng nghĩ càng căm, họ Lữ càng giận. Sau mươi hiệp đầu, Anh Bố bỗng
cảm thấy chằng căm thù Á Kiền thiệt họ. Chàng ghét địch thủ vì y là căn
nguyên sự so bì khen chê của khán giả, và có lẽ của cả những người đồng
phe ủng hộ chàng.
Trong khi mải giao đấu, tính toán nuốt chửng ngay Á Kiền, Lữ Anh Bố
rằng tiếng “Ồ!” của khán giả còn tỏ ra là họ rợn người ghê thay cho Á Kiền
mỗi khi Anh Bố xuống đòn…
… Càng nghĩ càng tức giận, Anh Bố nhảy xổ vào Á Kiền đang thủ thế,
và phong cước theo thế Cuồng Phong Tảo Lạc Diệp đá mạnh vào bụng
chân địch lúc đó đang đứng chảo mã.
Á Kiền lẹ làng tháo chân mã sinh thoái luôn một bộ nữa nhường ngọn
cước dũng mãnh của Anh Bố đá vụt qua veo một tiếng gió rít.
Ngọn độc cước ấy mà trúng đích, tất ống chân Hồ Á Kiền đã gãy lìa!