Nương dịp Anh Bố đá hụt, Kiều tiến luôn tới thúc luôn cả hai trái đầm
“Thôi Sơn Tả Hữu Thủ” vào sườn đối phương.
Đã mất trớn vì đá hụt, Anh Bố nương theo bản đó, đảo hẳn toàn thân đi
một vòng, dùng tay hữu gạt băng hai trái đấm địch sang bên, đồng thời chặt
luôn Cương Đao Thủ vào yết hầu địch.
Đòn này đánh gần, mạnh lẹ vô cùng khiến các hào kiệt Thiếu Lâm ai nấy
đều rùng mình lo cho Hồ Á Kiền. Trái lại khán giả im lặng vì đòn đánh lẹ
quá họ không thấy rõ.
Tỉnh táo, Hồ Á Kiền nhào ngửa người ra phía sau lăn đi mấy vòng trên
sàn đài tránh nổi đòn nguy hiểm.
Cùng lúc ấy, các tầng lớp khán giả lầm tưởng Kiền bị trúng đòn địch rồi,
lăn lộn trên đài, nên không ai bảo ai mà cùng phát ra một tiếng A! Vang
động toàn khu.
Bực mình vì một đòn lẹ như vậy mà còn hụt lần nữa, Anh Bố đuổi theo,
co chân toan dộng xuống thân địch thủ, thì chẳng ngờ Á Kiền đã tương kế
tựu kế, sử dụng ngọn Túy Bát Tiên nhằm hạ bộ đối phương lúc đó bị hở
chân vì co, chân đứng, đá thốc ngược cả hai chân lên.
Trước ngọn cước nguy hiểm ấy, Lữ Anh Bố đành nhảy ngược nhào mình
ra phía sau lăn đi hai vòng, đảo toàn thân đứng hẳn dậy, tọa tấn vững như
bàn thạch phòng địch thủ đuổi theo.
Lối nhào người tránh đòn này cũng là một dịp để khán giả đồng loạt kêu
rộ lên một tiếng tưởng như đến lượt Lữ Anh Bố bị trúng đòn.
Nhân dịp ấy, Hồ Á Kiền trỗi người dậy, đuổi theo đối phương tiếp đấu.
Ngọn cước Túy Bát Tiên mà Á Kiền vừa sử dụng rất đúng phương pháp
là một thế độc trong bài Bát Tiên Quyền. Thế đá đó lẹ và bất ngờ. Thật ra
lúc đầu khởi ngón võ ấy, đáng lẽ Hồ Á Kiền phải trá tẩu, lảo đảo như kẻ bị
đuối sức lăn ra sàn đài.
Dĩ nhiên, đối phương phải theo bồi đòn. Nhân dịp địch thủ vô ý, Kiền sẽ
phóng cả hai cước vào hạ bộ hay mặt, y sẽ thắng.
Hai hòa thượng Tam Đức, Thái Trí thấy Á Kiền mảnh dẻ như phụ nữ nên
chuyên luyện cho Kiền ngọn Túy Bát Tiên vì bài Bát Tiên Quyền là một kỹ
thuật rất thích hạp với phụ nữ.