Nghe vậy, mặt Thọ lập tức chảy dài. Nó không hỏi lại, cũng không năm
nỉ. Nó nhớ ngay đến chuyện hôm trước, biết “làm con không thể chống lại
ba mẹ”, nhất là khi ba mẹ đó đã bắt quả tang đứa con đó từng chọn đống rơm
sau hè vào lúc tối trời để “bàn chuyện làm báo” với một thằng con trai hết
sức khả nghi.
Kể từ hôm đó, thi sĩ Trầm Mặc Tử đành xách xe không chạy theo bọn
tôi.
Có lần tôi nhìn Hòa, thương tình đề nghị:
- Hay mày bổ sung một đứa con gái khác vô ban báo chí cho thằng Hòa
có bạn đi, Thọ!
- Dẹp! – Thọ gạt phắt – Ban báo chí không phải là cái chợ!
Nó quay sang Hòa, vừa nói vừa nhe nanh như muốn cắn thằng này:
- Nó muốn làm Romeo thì nó ráng chịu! Hừ!
Như chưa nguôi bực tức, Thọ quét mắt sang tôi và Sơn, ợ ra một tràng
chửi rủa:
- Hai đứa mày cũng cùng một giuộc với thằng Hòa. Tao phải lo chuyện
đại sự, có rỗi hơi đâu mà suốt ngày đi thu xếp chuyện giận hờn của tụi mày.
Thọ càng nói càng cao giọng, lần này nó đấm tay lên ngực thay vì đấm
lên mặt bàn như mọi lần:
- Tụi mày thấy tao với Hạt Dưa không! Có bao giờ xảy ra chuyện gì đâu!
Đó là mối quan hệ mẫu mực giữa thi sĩ và nàng thơ! Êm thắm! Chan hòa!
Thân thiện!
Ba câu cuối, cứ nói một câu Thọ đấm ngực một cái như nhạc công đệm
trống cho ca sĩ. Êm thắm – binh! Chan hòa – binh! Thân thiện – binh!
Ba đứa tôi cũng có cảm giác đó là ba tiếng trống thật, nghe ù cả tai. Và