ngờ nó tỉnh queo. Tôi trêu nó:
- Mày là thi sĩ lừng danh Lãnh Nguyệt Hàn, lại là trưởng ban báo chí,
vậy mà xếp hạng dưới Hạt Dưa cả chục bậc, mày không thấy xấu hổ với nó
hả?
- Ngu! Việc gì xấu hổ! – Thọ nhún vai như một triết gia và khi mở
miệng thì nó giống triết gia thật – Thi sĩ ra đời là để hy sinh cho các nàng
thơ, nếu không thế Thượng Đế chẳng sinh ra thi sĩ làm gì. Đàn ông con trai
chứ đâu phải mớ giẻ rách mà lúc nào cũng tranh hơn thua với bọn con gái!
Tôi cảm giác lập luận của Thọ có vẻ ngụy biện nhưng tôi vẫn khoai
khoái, ít ra là vì nếu có đứa nào trêu tôi (như tôi đang trêu Thọ) tôi có thể
dùng lý lẽ của nó để đáp trả. Lòng nghĩ vậy, nhưng tôi vẫn chọc ngoáy nó,
sung sướng khi thấy một đứa có hoàn cảnh khốn nạn giống mình:
- Tao nhớ năm ngoái lúc chưa cặp với Hạt Dưa thì mày đứng hạng tám,
Hạt Dưa đứng hạng mười. Năm nay nó ngồi lên đầu mày rồi!
Tôi chọc tức, giọng hả hê. Nhưng Thọ chẳng tức. Nó nhếch môi:
- Lại ngu! Mày đừng bắt tao tin mày vừa lọt lòng mẹ đã ngu rồi đấy nhé!
Đột ngột, nó quắc mắt:
- Mày là Cỏ Phong Sương mà cóc biết sứ mệnh của thi sĩ là gì! Chỉ toàn
so bì những thứ vớ vẩn!
Thấy mặt tôi nghệt ra thay cho câu hỏi “Là gì?”, Thọ xung tay làm một
tràng:
định nghĩa “ Làm thi sĩ nghĩa là ru với gió/ Mơ theo trăng và vơ vẩn
cùng mây”. Xuân Diệu cũng cóc thuộc bài, cũng dốt toán như tao. Rất có thể
lúc học lớp chín, Xuân Diệu cũng xếp hạng mười lăm. Nhưng Xuân Diệu
hãnh diện vì điều đó: “ Hãy biết rằng tôi lúc ở trường/ Rất tồi toán pháp, khá
văn chương/ Chàng trai đi học nghe chim giảng/ Không thuộc bài đâu: ấy sự