cũng kết luận về tác phẩm Kẻ Tử Đạo Cuối Cùng của tôi bằng một câu gọn
lỏn: một cuốn sách chống cộng.
Năm 1990 nhà xuất bản Văn Học in cuốn Hoa Dại Lang Thang. Cuốn
sách viết về sự cấu kết của những ông chủ doanh nghiệp giàu có và giới
cầm quyền cộng sản để khuynh đảo thị trường và trục lợi. Trong bối cảnh
đó nhân vật chính nổi lên. Đó là một thằng Hề. Hề vốn là một trí thức trẻ đi
theo kháng chiến. Sau giải phóng hắn làm bí thư xã. Nhưng hắn chán ghét
cái công việc đó và bỏ đi làm hề trong một gánh xiếc.
Nhân vật thứ hai là Phượng, một cô gái trẻ, con nhà giàu. Phượng
sống dữ dội, phóng túng.
Tình yêu đã dẫn thằng Hề và Phượng lang bạt khắp nơi, chọc phá và
chế giễu bọn quan lại mới.
°
Về tác phẩm Vua Mèo (nxb Trẻ 1989) Giáo sư Hoàng Thiệu Khang lại
nhìn ở một góc độ triết học và thẩm mỹ khác:
“Cái bản nhiên tuyệt mỹ hiển nhiên chưa là hiện thực; nó chỉ mới là
cái hướng,cái khát vọng, nên đó cũng sẽ là cái nửa thật, nửa hư. Ta hiểu vì
sao Ðào Hiếu đã dựng lên một hiện thực trực tiếp của tác phẩm hư-hư-
thực-thực.
Lọ Lem sống hồn nhiên như cỏ cây, như mây, như gió, như sóng biển,
muốn dữ dội thì dữ dội, muốn hiền hoà thì hiền hoà, khi vui thì cười, khi
buồn thì khóc… Bằng cái thẩm mỹ tự nhiên ấy. Lọ Lem “sống” trong đời
thật.
Vua Mèo đi xa hơn, ông đã vượt qua những cản ngăn để về với cái
chất bản nhiên người. Vua Mèo không biết đến lòng hận thù.