Mỉa mai thay, cái “tầng lớp giàu nhất đất nước” ấy chẳng những đã
không bị coi là kẻ đồng lõa với ngoại bang mà còn được ghi công như
những anh hùng vì đã xây dựng nên những công trình to tác, những khu đô
thị mới, những khu công nghiệp…
Về các khu công nghiệp, John Perkins đã viết: “Chúng đến…với một
mục đích rõ ràng là bóc lột những người dân khốn khổ, những người mà
con cái họ bị suy dinh dưỡng trầm trọng, thậm chí đang chết đói, những
người đang sống trong những khu nhà ổ chuột và đã mất hết hy vọng về
một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Ngày nay, bọn chúng không cần phải vào rừng rậm châu Phi để tìm nô
lệ mà chỉ cần thuê cái đám dân nghèo đói kia, về làm việc cho các nhà máy
sản xuất áo khoác, quần jeans, giày thể thao, phụ tùng ô-tô, linh kiện máy
tính và hàng ngàn những thứ khác. Thậm chí chúng chẳng cần làm chủ nhà
máy, thay vào đó, chúng thuê một doanh nhân bản địa để làm những công
việc bẩn thỉu cho chúng.” (Trích trang 253-254)
Những “công việc bẩn thỉu” ấy chính là sự vắt kiệt sức lao động của
công nhân với đồng lương rẻ mạt trong các khu chế xuất hiện nay trên khắp
thế giới, trong đó có Việt Nam.
Ở trang 24 John Perkins lại viết:
Claudine và tôi ngồi trên ghế sofa cạnh cửa sổ ngắm tuyết rơi trên phố
Beacon. Cô ta nói: “Phần lớn công việc của anh là khuyến khích lãnh đạo
các nước trên thế giới tham gia vào một mạng lưới vô cùng rộng lớn nhằm
phục vụ cho lợi ích thương mại của nước Mỹ. Kết cục là các nhà lãnh đạo
này sẽ bị sa lầy vào một mớ nợ nần. Gánh nặng nợ này bảo đảm rằng họ sẽ
phải trung thành với nước Mỹ. Chúng ta có thể bòn rút của họ bất cứ khi
nào chúng ta muốn, để thỏa mãn những nhu cầu kinh tế, chính trị hoặc quân
sự của chúng ta.”