Nếu có nhà lãnh đạo nào không bị mua chuộc để đưa đất nước mình sa
lầy vào mạng lưới nợ nần của các sát thủ kinh tế, như tổng thống Roldós
của Êcuađo, tổng thống Torrijos của Panama thì lập tức họ bị CIA ám sát.
Hai vị tổng thống này bị giết cách nhau chỉ hơn 2 tháng. Máy bay trực
thăng của tổng thống Roldós bị nổ tung ngày 24 tháng 5 năm 1981. Ngày
31 tháng 7 cùng năm ấy đến lượt máy bay của tổng thống Panama bị đặt
bom. Không một ai sống sót.
Tác giả John Perkins thú nhận: Chúng tôi đã không thể mua chuộc
được Roldós và Torrijos, chính vì thế mà một loại sát thủ khác – những tên
giết người chuyên nghiệp của CIA, những kẻ luôn đi sau chúng tôi – đã vào
cuộc.
Sau vụ thảm sát, John Perkins viết: “Trong mười năm qua, tôi là con
cháu của những tên buôn nô lệ đã từng lũ lượt kéo vào rừng sâu châu Phi
lùa đàn ông, đàn bà ra những con tàu đang chờ sẵn. Chỉ khác là theo một
phương thức hiện đại hơn, tinh vi hơn – bởi tôi chưa từng phải trông thấy
xác chết, ngửi thấy mùi thịt thối rữa hay nghe những tiếng kêu ai oán.
Nhưng những gì tôi đã làm thì độc ác chẳng kém. Và vì cá nhân tôi không
phải trực tiếp dính líu đến những xác chết, mùi thịt người và những tiếng
kêu bi thương, nên suy cho cùng, tôi lại chính là kẻ tội đồ xấu xa nhất.”
(Trích trang 210)
Cái chết của hai vị Tổng thống kia đã làm lộ ra hai vấn đề lớn:
Thứ nhất: thế lực của các tập đoàn kinh tế, các tổ chức tài chánh quốc
tế mạnh đến nỗi chúng có thể giết bất cứ nhà lãnh đạo nào không vâng lời
chúng.
Thứ hai: chúng không ưa những chính quyền trong sạch vì thực tế
chúng là bọn ruồi nhặng, chúng chỉ có thể sinh sôi nảy nở trong những môi
trường bẩn thỉu, tham nhũng, chúng chỉ có thể tung hoành ngang dọc khi có
sự đồng lõa của các lãnh đạo bản xứ chịu ngửa tay nhận tiền của chúng.