LẠC ĐƯỜNG - Trang 206

nhưng lòng tôi tràn ngập nỗi buồn. Hồi ấy tôi nghèo quá, cha tôi còn khốn
cùng hơn. Ông gầy yếu đen đúa và run rẩy. Ông đứng trên đồi nhìn theo tôi,
không vẫy tay, không một tiếng nói, ông đứng như pho tượng đá ngóng
nhìn vào hư vô. Một chút sương sớm phảng phất trên mái tóc bạc. Nắng
chưa lên và một chút gió vẫn còn hiu hắt.

Chiếc xe đò mang tôi đi.

Tại sao tôi lại phải đi?

Cũng như những đứa con khác trong cuộc mưu sinh khốn nạn của kiếp

người, tôi đã phải ra đi.

Giờ đây tôi có thể ra phố mua một trăm chai rượu, nhưng đâu còn cha.

Mà nếu có còn thì chắc ông cũng không cần những thứ ấy. Ông chỉ cần sự
có mặt của tôi bên cạnh, ít ra thì cũng trong giờ phút lâm chung.

Nhưng điều đó vĩnh viễn đã không bao giờ có được.

Giờ đây tôi về quê để thăm những nấm mồ. Những nấm đất hiu quạnh,

những bia mộ cũ kỹ, xám xịt, rêu phủ.

Tôi về đây, ngồi trong bóng tối của căn phòng ngày xưa, nằm trên

chiếc võng gai cha tôi thường nằm gảy đàn Nguyệt. Có lẽ không mấy người
biết cây đàn Nguyệt. Trong tay cha tôi, nó như một linh hồn. Nó nói bằng
giai điệu của sâu thẳm, bằng tiếng buồn của thiên thu, bằng cơn nấc nghẹn
của kiếp người. Nó là cây đàn kỳ lạ nhất của nhân loại, nó không phải là
một nhạc cụ, nó là một linh vật. Một vị thần.

Những năm sau ngày thống nhất, tôi có ý định về quê đem cây đàn

Nguyệt và những bút tích của cha vào Sài Gòn nhưng đã chậm một bước.
Một cơn lũ lớn đã quét ngang căn nhà, xoáy thành một cái hố sâu và cuốn
tất cả trôi theo dòng sông Kôn.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.