LẠC ĐƯỜNG - Trang 71

-Tôi không nhớ nổi cái tên khoa học dài dòng của nó. Chỉ biết là tôi đã

xem một chương trình truyền hình. Một con nhện cái màu đen. Nó có cái
vòi dài và tự đẻ trứng trên khắp thân thể nó. Hàng trăm cái trứng màu trắng,
chi chít, lốm đốm trên lưng, trên cổ, trên bụng nó. Đẻ xong thì nó chết. Ít
lâu sau những chú nhện con ra đời và xác của mẹ chúng trở thành kho thực
phẩm nuôi chúng lớn lên. Thầy nghĩ thế nào về con nhện đó?

Dã Nhân nói:

-Nó biết chuẩn bị cho mình một cái chết. Đó là cái chết không sợ hãi,

nhẹ nhõm, tự nguyện và tự do.

-Triết học Hiện Sinh cũng biện hộ cho một cái chết tự do.

-Triết học Hiện Sinh là triết học của sự phi lý (la philosophie de

l’absurdité). Tại sao phi lý? Vì mọi người đều là một anh chàng Sisyphe.
Cố lăn tảng đá lên đỉnh núi dù biết rằng khi tới đỉnh thì nó lại rơi xuống
vực. Và anh ta lại phải tiếp tục lăn tảng đá ấy lên đỉnh núi, để rồi nó lại rơi
xuống. Đó là sự phi lý. Giống hệt con người sống để rồi chết, thế mà vẫn
phải sống, vẫn phải lặp đi lặp lại hàng ngàn năm như anh chàng Sisyphe nọ.

Muốn thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn ấy chỉ còn một con đường là tự

sát. Bởi vì khi tôi tự sát có nghĩa là tôi đã tự quyết định. Có nghĩa là tôi tự
do! Và tôi chứng minh được rằng tôi hiện hữu.

Con nhện không cần triết lý. Nhưng nó đã tự quyết định cái chết của

mình, nhẹ nhàng, thanh thản và rất hồn nhiên. Tại sao con người lại không
thể chuẩn bị cho mình một cái chết hồn nhiên như vậy?

Cái chết của con nhện chẳng phải là nhập Niết Bàn sao? Chẳng phải là

đi vào Cõi Trời sao? Giải mã được cái chết của con nhện thì không cần triết
học, không cần tôn giáo nữa.

Và đó chính là sự Giải Thoát.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.