tôi nhưng ông ta giàu vì có hàng triệu độc giả, còn tôi chỉ có vài trăm ngàn
người, lên xuống theo số ượng bản in của báo Điện Tín.
Tôi viết tùm lum, bốn năm cái tiểu thuyết. Bây giờ nghĩ lại tôi cũng
không nhớ nổi cốt truyện, chỉ nhớ một cái tên rất “kêu” là Sương Xuống
Mênh Mông.
Chiều hôm đó tôi viết chương cuối cùng. Ngày hôm sau lại bắt đầu
một cuốn khác lấy tên là Thành Phố Bạo Lực. Sau giải phóng tôi đã cho in
lại truyện này dưới tên Một Chuyến Đi Xa được tái bản bốn lần và sau đó
được giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam.
°
Từ năm 1972 đến năm 1974 phong trào sinh viên ở Sài Gòn quá yên
tĩnh. Tôi không có việc gì để làm bèn tấp qua nhánh văn nghệ.
Mấy năm trước, hồi còn ở Huế tôi có cộng tác với báo Tin Văn do anh
Nguyễn Ngọc Lương làm chủ bút vì vậy chúng tôi quen nhau. Khi tôi vào
Sài Gòn thì tờ Tin Văn đã đóng cửa vì chính quyền đánh hơi được “mùi
Việt cộng” ở đó. Anh Nguyễn Ngọc Lương cũng bị họ bắt giam mấy lần
nhưng vì không có bằng chứng nên phải thả ra.
Vợ anh là con gái một gia đình tư sản chuyên kinh doanh về xăng dầu.
Anh là “bắc kỳ di cư” vốn là một công chức của đài phát thanh Sài Gòn.
Tôi không biết với lý lịch như vậy sao anh có thể trở thành cộng sản được.
Thỉnh thoảng tôi đến ăn trưa với anh. Chị Lương cũng là người trí
thức. Chị nói tiếng Anh rất lưu loát và có kiến thức về y học khá rộng.
Một lần anh hỏi tôi:
-Cậu đang làm gì để sống?