Copywriter có thể thành danh với một câu slogan để đời, trong khi cả đời
content writer không có đến nửa cơ hội để viết slogan. Nhưng bù lại, sự hiện
diện của digital trải rộng ở nhiều ngành, từ hàng tiêu dùng nhanh, điện tử
viễn thông, du lịch nghỉ dưỡng, đến quảng bá hình ảnh cho một quốc gia, sẽ
là mảnh đất màu mỡ cho content writer luyện phím.
Nhưng đó chỉ là bước khởi đầu. Digital sẽ tạo ra làn sóng thay đổi tích
cực cho ngành giải trí, truyền hình, giáo dục, bán lẻ, chăm sóc sức khỏe,
phẫu thuật thẩm mỹ...
Khi thương hiệu online, thương hiệu muốn chia sẻ những câu chuyện với
cộng đồng.
Internet là kênh truyền thông nhạy cảm cao, đòi hỏi chuyên môn, kinh
nghiệm, công nghệ, sáng tạo, óc chiến lược, sự hiểu biết thấu đáo các yếu tố
tâm lý và hành vi của khách hàng.
Bạn phải bản lĩnh và khéo léo để dẫn dắt, thay vì cuốn theo ý kiến trái
chiều của hàng triệu cư dân mạng ngày đêm điên cuồng click chuột. Với
Internet, có thể nói, click là miếng trầu khởi đầu câu chuyện. Nhưng phải
đảm bảo miếng trầu têm đúng cách, vì có cả trầu xanh lẫn trầu hôi.
Mỗi thương hiệu đều có câu chuyện để kể. Và mỗi thời điểm, cách kể
cũng khác nhau. Không phải câu chuyện nào cũng đủ hấp dẫn để được lắng
nghe. Johnnie Walker là câu chuyện mang tính di sản. Close-Up là câu
chuyện hồng hồng tím tím về tình yêu. Coca-Cola là câu chuyện đậm màu
chia sẻ.
Khi nghĩ đến digital, đừng nghĩ đến Facebook hay YouTube, content hay
campaign. Hãy nghĩ đến câu chuyện. Khi chưa có câu chuyện đủ hấp dẫn để
dẫn dắt cộng đồng, HÃY LOẠI BỎ Ý NGHĨ DIGITAL RA KHỎI ĐẦU.
Càng xa càng tốt.
Mặc dù khởi động cách đây 10 năm, nhưng ngành digital Việt Nam vẫn
chưa cất cánh, cứ như “gái ngồi phải cọc”.
Chúng ta không thiếu con người tài năng, không thiếu nền tảng ứng dụng,
trong khi bọn trẻ luôn có nhu cầu chia sẻ. Điều thiếu là câu chuyện ấm áp