How to Get Rich (without getting lucky)
83
đếm gì, vì một khí bạn đã chú ý đến nó thì bạn đã tự coi như thời gian đã sắp hết
rồi.
Kinh nghiệm 20 năm lăn lộn của tôi thấy rằng những người thông minh, sáng tạo
và chăm chỉ từ hồi đó đến giờ đều thành công không ít thì nhiều. Với quãng thời
gian đủ dài, công sức của bạn sẽ được đền đáp xứng đáng. Nhưng quãng thời gian
ấy sẽ tùy người. Có thể chỉ là 10 năm, 5 năm, hay ngắn đến mức là 3 năm. Thậm
chí việc người bạn của bạn thành công trước bạn sẽ khiến bạn phát điên vì ganh
tị. Nhưng hãy nhớ rằng xã hội luôn có con nhà người ta, để có một người thắng, sẽ
có vô vàn người thua.
Một điều quan trọng nữa cho những người khởi nghiệp: Bạn chỉ cần đúng một lần.
Bạn có thể làm nhiều lần. Dĩ nhiên bạn sẽ thất bại, thu quân, chuẩn bị lại vốn và ý
tưởng, nghiên cứu, suy niệm về lý do vì sao đã thất bại theo những chu kì 3 năm, 5
năm,… Nhưng quan trọng là chỉ cần một trong những lần ấy đúng, và bạn đã có sự
chuẩn bị thì bạn đã thắng.
33.2 What are you really good at, that the market
values? - Liệu thị trường có đánh giá cao thứ bạn giỏi?
Questioner: Kết quả cuối cùng của bạn được tính bằng công thức là:
Sự đặc thù và chất lượng của kiến thức đặc thù bạn có, nhân với lượng đòn bẩy
bạn có thể kết hợp, nhân với số lần bạn đưa ra đánh giá đúng, nhân với lượng
trách nhiệm bạn nhận, và nhân thêm lần nữa với việc xã hội đánh giá thành quả
công việc của bạn đến đâu.
Sau đó trên quãng thời gian đủ dài, lãi kép sẽ tích lũy tài sản cho bạn qua sự bền
bỉ của bạn lẫn việc bạn có tự trao dồi, học hỏi, đọc hiểu để tiến bộ.
Naval: Đây là một khung rất hay và áp dụng được gần như cho mọi thứ. Tôi sẽ
phân tích chi tiết nó hơn. Nhưng có một lưu ý như thế này. Mọi người hay áp dụng
tư duy nhị nguyên và sự rạch ròi của toán học vào trong triết học. Do đó bạn sẽ
thấy có những thứ tưởng chừng mâu thuẫn vì chỉ đơn giản là nó trái ngược nhau.
Nhưng không, chúng nằm trong ngữ cảnh khác nhau nên nó không đơn giản như
vậy, nó không trái nghịch nhau mà chỉ đang đứng ở 2 phía của một vấn đề thôi.
Đức Phật đã từng nói “Còn tham là còn khổ” và “Đời là bể khổ, và chính Đức Phật
cũng nói "Con người ta chỉ có thể trở thành vĩ đại nhờ chịu khổ”. Tham là khổ, mà
khổ thì mới trở thành vĩ đại được. Nghe không hợp lý lắm đúng không nào? Nhưng
những thứ trên đều là hợp lý nếu bạn xét trên phương diện triết học Bạn không
phải dùng biến số rồi thế vào chỗ này hay thêm vào chỗ kia. Bạn phải biết lúc nào
nên áp dụng lý tính lúc nào nên áp dụng cảm tính, suy tính