LÀM GIÀU TRONG NỀN KINH TẾ TRI THỨC - Trang 28

Sau khi khám phá ra nghiên cứu và phát triển có hệ thống, nước Đức đã đứng

đầu về khoa học và công nghệ trong suốt 50 năm đầu của thế kỷ 20. Nhưng
không ai nhanh chóng chuyển từ giáo dục từ chương (tiếng Latinh, Hy Lạp) sang
đào tạo hàng loạt về kỹ thuật bằng người Mỹ. Trên cơ sở đào tạo hàng loạt này,
Hoa Kỳ đã chiếm chỗ của Anh quốc là nước giàu nhất vào đầu thế kỷ 20, mặc dù
Hoa Kỳ chưa phải là nước đứng đầu về kỹ thuật. Những nhà kinh doanh nổi tiếng
của Anh quốc vào đầu thế kỷ 19 đã được thay thế bởi các nhà kinh doanh không
kém phần nổi tiếng của Hoa Kỳ. Anh quốc là nơi người ta làm giàu vào đầu thế
kỷ thứ 19, nhưng Hoa Kỳ lại là nơi người ta làm giàu vào cuối thế kỷ.

Điều lý thú là nhiều người Mỹ mới giàu lên nhận thấy rằng chính căn bản giáo

dục đã đem lại sự thành công cho họ và họ muốn thúc đẩy người khác. Carnegie
lập thư viện khắp nước Mỹ để cho những người không có cơ hội đến trường lớp
có thể tự học. Rockefeller, Carnegie, Eastman và Mellon đều tài trợ cho các
trường đại học mới.

Hoa Kỳ chưa thể thay thế nước Đức trong vai trò lãnh đạo kỹ thuật cho đến sau

Thế chiến thứ 2. Suốt 50 năm đầu của thế kỷ, những ai muốn có lợi thế về đào tạo
khoa học đều tìm đến nước Đức. Trong Thế chiến thứ 2, Đức là đối thủ duy nhất
triển khai công nghệ tên lửa tầm xa; họ chế tạo động cơ phản lực đầu tiên và mọi
sự nôn nóng trong dự án Manhattan của Hoa Kỳ là nỗi lo lắng nước Đức sẽ sáng
chế ra vũ khí nguyên tử trước. Sau cùng không phải vì sự tàn phá của chiến tranh
mà do chính sách phân biệt chủng tộc đã tước đi vai trò lãnh đạo của Đức về
khoa học và kỹ thuật. Sự tàn phá vật chất có thể khắc phục được nhưng không thể
khắc phục sự thiệt hại về con người. Hoa Kỳ đã nắm được những Einstein, những
Fermi và con cháu của họ nữa. Hoa Kỳ đã chiếm vai trò lãnh đạo khoa học và kỹ
thuật toàn cầu.

Phát minh thứ hai làm thay đổi tính chất phát triển kinh tế trong thập kỷ 1890

là điện. Điện khí hóa đã cho phép xuất hiện hàng loạt nhiều ngành công nghiệp
mới (điện thoại, phim ảnh) và cũng làm thay đổi cơ bản các qui trình sản xuất của
nhiều ngành công nghiệp cũ. Trong lãnh vực hơi nước, một động cơ khổng lồ vận
hành bằng trục quay với những máy công cụ trải dài trong các nhà máy. Với mô
hình sản xuất điện mới, một động cơ nhỏ có thể gắn vào từng máy công cụ và
nhiều loại máy, vừa đa dạng, vừa có nhiều cấu hình khác nhau có thể được sản
xuất trong cùng một nhà máy. Đây là một mô hình công nghiệp trước đây mà

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.